Purkharam là một người đàn ông sống tại làng Bhadwa, huyện Nagaur, bang Rajasthan, Ấn Độ. Người đan ông này đã mắc phải một hội chứng hiếm gặp khiến cho cơ thể có thể ngủ tới 300 ngày mỗi năm.
- Nhà khoa học của NASA cho biết: Sự sống có thể đã tồn tại trên Mặt Trăng!
- Tại sao một số loài động vật lại có thể nhận con nuôi giống như loài người?
- Người đàn ông ở Florida bị bắt sau khi cố gắng vượt biển trên chiếc bánh xe hamster tự chế
- Vì sao mật ong cổ đại có thể được bảo quản lên tới hàng nghìn năm?
- Sự kiện gần như tuyệt chủng của nhân loại: Chúng ta đã từng chỉ còn 1.280 người trên toàn thế giới!
Tám giờ ngủ mỗi ngày thường là một điều xa xỉ mà nhiều người trong chúng ta không thường xuyên có được. Nhưng đối với một số ít người, sự xa xỉ này có thể trở thành một "lời nguyền". Một trong số họ là một người đàn ông đến từ Ấn Độ, ngủ gần 300 ngày một năm, nhưng đó chắc chắn không phải giấc ngủ tự nguyện. Anh ấy mắc chứng rối loạn giấc ngủ có tên là "Axis Hypersomnia". Có nhiều mức độ mất ngủ khác nhau ở hội chúng Axis Hypersomnia, nhưng mức độ mà người đàn ông Ấn Độ này bị ảnh hưởng là cực kỳ hiếm gặp.
Purkharam, người ngủ 300 ngày một năm là ai?
Trong cuộc đời Purkharam, giấc ngủ được coi là một "lời nguyền". Purkharam, ở độ tuổi ngoài 40, đến từ huyện Nagaur thuộc bang Rajasthan của Ấn Độ. Anh ấy được chẩn đoán mắc một dạng chứng mất ngủ cực kỳ hiếm gặp, thường xảy ra khi một loại protein trong não chúng ta có tên là “TNF-Alpha” bị thay đổi hoặc dao động. Vì vậy, Purkharam thường ngủ liên tục 20-25 ngày mỗi lần.
Theo thông tin từ Unbelievable-facts, ban đầu, anh thường ngủ liên tục từ bảy đến tám ngày. Nhưng dần dần, tình trạng trở nên tồi tệ hơn và cuối cùng anh ấy đã ngủ 20-25 ngày một tháng và không ai có thể thể đánh thức anh ta dậy được.
Trước khi căn bệnh này được chẩn đoán, người nhà anh không hiểu tại sao anh lại ngủ quên suốt lúc làm việc. Nhưng lạ hơn nữa là tại sao một khi đã ngủ rồi thì không thể đánh thức anh dậy. Vì vật gia đình anh thường xuyên phải kéo Purkharam về nhà và cho anh ăn.
Cuối cùng, các bác sĩ đã nhận ra căn bệnh của anh và Purkharam được chẩn đoán mắc một hội chứng hiếm gặp có tên "Axis Hypersomnia" vào khoảng 25 năm trước.
Hiện tình trạng của Purkharam chưa có cách điều trị. Những phương pháp điều trị mà anh đã thử trong nhiều năm đều có tác dụng phụ, như đau đầu và mệt mỏi, nhưng gia đình của Purkharam hy vọng anh sẽ sớm bình phục và quay trở lại cuộc sống bình thường.
Hội chứng Axis Hypersomnia là gì và nó hiếm đến mức nào?
Axis Hypersomnia là một hội chứng đề cập đến việc một người không thể tỉnh táo và hoạt động vào ban ngày mặc dù đã ngủ đủ giấc vào ban đêm. Tình trạng này cản trở cuộc sống nghề nghiệp, xã hội và gia đình của một người. Người mắc phải hội chứng này thường xuyên ngủ thiếp đi một cách vô thức nhiều lần trong ngày. Nó ảnh hưởng tới tính mạng của nạn nhân và còn làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.
Các triệu chứng của hội chứng Axis Hypersomnia bao gồm ngủ lâu hơn thời gian ngủ trung bình từ 10 giờ trở lên. Nó cũng bao gồm việc khó thức dậy vào buổi sáng, ngủ trưa nhiều lần vào ban ngày, tỏ ra bối rối, cáu kỉnh, lo lắng, chán ăn, ảo giác, v.v.
Hội chứng Axis Hypersomnia thường biểu hiện khác và nghiêm trọng hơn nhiều so với cảm giác mệt mỏi thông thường mà tất cả chúng ta đều cảm thấy khi không ngủ đủ giấc. Tóm lại, người mắc hội chứng Axis Hypersomnia khó có thể có một cuộc sống bình thường. Trên thực tế, hội chứng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là khi người mắc hội chứng này đang vận hành máy móc hoặc đang làm công việc có nguy cơ nguy hiểm cao.
Trong hầu hết các trường hợp mắc phải hội chứng Axis Hypersomnia, nguyên nhân vẫn chưa được xác định. Theo các bác sĩ, một số nguyên nhân chung có thể là do uống quá nhiều rượu, béo phì hoặc sử dụng chất gây nghiện,trầm cảm, cũng như do chấn thương đầu.
Theo NCBI, Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ, hội chứng rối loạn giấc ngủ hiếm gặp Axis Hypersomnia chỉ ảnh hưởng đến 4% -6% dân số thế giới. Thật không may, không có cách chữa trị cụ thể cho căn bệnh này mà chỉ có cách cải thiện lối sống của bệnh nhân, tùy thuộc vào loại chứng mất ngủ.
Nguyên nhân chính xác của chứng mất ngủ vẫn chưa được biết. Vì vậy, việc điều trị chỉ có thể dựa trên các triệu chứng. Vì vậy, hội chứng đặc biệt này có những thay đổi từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác. Trường hợp của Purkharam cực kỳ hiếm và mặc dù đã được điều trị nhưng anh ấy cho biết anh ấy hầu như lúc nào cũng buồn ngủ!
Nhưng theo các bác sĩ, đôi khi, nếu thay đổi lối sống và dùng thuốc phù hợp, bệnh sẽ được khắc phục một phần nào đó. Ít nhất đó là điều mà gia đình Purkharam đang mong đợi. Vợ của Purkharam, Lichmi Devi, và mẹ anh, Kanvari Devi, hy vọng Purkharam sớm khỏi bệnh để anh có thể tận hưởng cuộc sống như những người bình thường chứ không chỉ là sống trong những giấc mơ của mình!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4