Bí ẩn vụ nổ Tunguska có thể đã có lời giải, nguyên nhân thực chất là hiện tượng thiên thạch trôi dạt
Sự kiện Tunguska vẫn là vụ nổ mạnh nhất từng được lịch sử ghi lại. Nó tạo ra số năng lượng bằng 185 lần quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima.
- 5 khu vực cấm trên bản đồ người bình thường không dám đặt chân tới
- 7 phát minh trong Thế chiến thứ nhất chúng ta đang sử dụng hàng ngày
- Vì sao Trái Đất lại đảo ngược địa từ?
- Bí ẩn về sự hình thành của hành tinh được làm hoàn toàn bằng vàng
- Con người và cá sấu đã chung sống hòa thuận suốt hơn 500 năm qua tại Burkina Faso
Vào lúc 7 giờ 17 phút sáng ngày 30 tháng 6 năm 1908, tại Khu tự trị Evenki của Siberia, một quả cầu lửa khổng lồ xé toạc bầu trời, một phút sau, mặt đất rung chuyển và người dân địa phương cảm nhận được một trận động đất dữ dội.
Nhưng khi người ta tìm thấy hiện trường vụ nổ, họ rất ngạc nhiên khi thấy 80 triệu cây xanh xung quanh đã bị phá hủy, bao phủ một diện tích hơn 2.000 km2. So với những sự kiện tương tự thời cổ đại, vụ nổ Tunguska diễn ra trong thời gian ngắn hơn nhưng lại lớn hơn quy mô, diều này đã khiến nó đã trở thành sự kiện vụ nổ nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại, đồng thời được coi là một trong những bí ẩn lớn nhất chưa được giải đáp của thế kỷ 20, thu hút sự chú ý của vô số nhà khoa học và công chúng.
Lúc đầu, mọi người thường suy đoán rằng đây là sự kiện va chạm của một thiên thể nhỏ. Tuy nhiên, không có hố va chạm lớn nào xung quanh và không có mảnh thiên thạch nào được tìm thấy tại hiện trường. Ngoài số lượng lớn cây cháy thành than, dường như không có dấu hiệu rõ ràng nào khác về chuyện đã xảy ra. Nhưng cây cối và động vật xung quanh có dấu hiệu bị nhiễm phóng xạ.
Nhiều năm nghiên cứu sau đó phát hiện ra rằng các thử nghiệm ở những khu vực này đã phát hiện ra các nguyên tố như iridium và niken, xác nhận rằng những nguyên tố này thực sự có nguồn gốc ngoài Trái Đất.
Để điều tra vụ việc này, nhóm thám hiểm đã mất nhiều năm để bơm hết nước trong đầm lầy được tạo ra sau vụ nổ nhưng không thu được bất kỳ manh mối nào về vụ việc. Kể từ đó, vụ nổ Tunguska thường xuyên xuất hiện trên mặt báo với tựa đề "Những bí ẩn chưa có lời giải". Một số người cho rằng đó là tác phẩm của người ngoài hành tinh, trong khi những người khác cho rằng đó là "vũ khí bí mật" của Tesla. Một số người thậm chí còn tung tin đồn rằng Liên Xô lúc đó đã bí mật phát triển vũ khí hạt nhân.
Sau này, người ta đưa ra một suy đoán tương đối đáng tin cậy, đó là giả thuyết “thiên thạch băng”. Theo lý thuyết này, chỉ những thiên thạch có thành phần chính là băng mới có thể tạo ra sức mạnh khổng lồ mà không để lại dấu vết rõ ràng sau vụ nổ. Tuy nhiên, đã hơn 100 năm trôi qua kể từ vụ nổ, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về giả thuyết này.
Nhưng trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nỗ lực giải quyết bí ẩn hàng thế kỷ này. Năm 2020, nhóm nghiên cứu từ Đại học Liên bang Siberia của Nga đã đưa ra lời giải thích hoàn toàn mới: Họ tin rằng nguyên nhân gây ra vụ nổ Tunguska có thể là do một tiểu hành tinh chứa sắt dày đặc. Và lý do tại sao chúng ta không thể tìm thấy các miệng hố va chạm và mảnh vụn thiên thạch là vì nó không thực sự va vào Trái Đất.
Thay vào đó, nó đi qua bề mặt Trái Đất với tốc độ cực cao rồi quay trở lại không gian vũ trụ. Hiện tượng này được gọi là "tiểu hành tinh trôi dạt trên Trái Đất". Các tiểu hành tinh sượt qua Trái Đất này là những tiểu hành tinh đi vào bầu khí quyển Trái Đất ở góc dưới 10° và có đủ tốc độ và khối lượng để thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái Đất. Vì bề mặt Trái Đất cong nên những tiểu hành tinh này trải qua một hoặc nhiều lần nảy trong khí quyển, giống như một hòn đá nảy trên mặt nước. Trong quá trình này, chúng tạo ra lực ma sát và lực nén cực mạnh, khiến bề mặt của chúng phát sáng và giải phóng một lượng năng lượng khổng lồ.
Các tiểu hành tinh trôi dạt trên Trái Đất không phải là một giả thuyết thuần túy về mặt lý thuyết mà là một hiện tượng có ghi chép quan sát thực tế. Ví dụ nổi tiếng nhất là sự kiện “Quả cầu lửa Mặt Trời lớn” xảy ra ở Utah, Mỹ vào ngày 10/8/1972. Trong sự kiện này, một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 10 mét và nặng khoảng 4.000 tấn đã đi qua bầu khí quyển từ đông nam sang tây bắc với tốc độ khoảng 15 km mỗi giây, rồi quay trở lại vũ trụ. Điểm thấp nhất của nó chỉ cách mặt đất 58 km, thấp hơn một số vệ tinh nhân tạo. Khi xuyên qua bầu khí quyển, nó biến thành một quả cầu lửa sáng rực, để lại một vệt dài được nhiều camera và nhân chứng ghi lại.
Dựa trên những quan sát này, các nhà nghiên cứu tin rằng khi tiểu hành tinh đi qua bầu khí quyển, nó sẽ mang theo không khí xung quanh để di chuyển với tốc độ cao, tạo thành một luồng không khí khổng lồ. Đồng thời, tiểu hành tinh sẽ nén mạnh không khí phía trước nó khiến không khí nóng lên nhanh chóng. Điều này sẽ khiến một phần vật liệu trên bề mặt và không khí xung quanh bị ion hóa do nhiệt độ cao, trở thành trạng thái mất cân bằng điện tích.
Trong trường hợp này, nếu tốc độ của tiểu hành tinh đủ nhanh và đủ gần bề mặt Trái Đất, ngay cả khi thân chính của nó không chạm trực tiếp xuống đất, nó vẫn có thể gây ra vụ nổ trên mặt đất. Điều này là do vật chất plasma và không khí do tiểu hành tinh mang theo sẽ va chạm và trộn lẫn dữ dội với không khí trên mặt đất, tạo ra sóng xung kích và nhiệt cực lớn, giống như một quả bom khổng lồ. Điều này có thể giải thích tại sao chúng ta không thể tìm thấy những miệng hố va chạm và mảnh vụn thiên thạch.
Với giả thuyết này, bước tiếp theo là xác định loại tiểu hành tinh nào có thể gây ra hiệu ứng như "Vụ nổ lớn Tunguska". Các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy tính để tiến hành một số lượng lớn mô phỏng, trong đó kết quả mô phỏng gần nhất với tình huống thực tế là: một tiểu hành tinh bằng sắt có đường kính khoảng 200 mét di chuyển với tốc độ 20 đến 25 km/giây, đạt điểm thấp nhất khi cách mặt đất 10 km, sau đó, do tốc độ của tiểu hành tinh đủ để thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái Đất nên nó tiếp tục tăng độ cao và cuối cùng quay trở lại không gian vũ trụ.
Mặc dù lời giải thích này hợp lý hơn về mặt lý thuyết, nhưng do hiện tại thiếu bằng chứng hỗ trợ thuyết phục nên lời giải thích này hiện chỉ là suy đoán hợp lý chứ không phải là câu trả lời chắc chắn. Hy vọng rằng trong những nghiên cứu trong tương lai, các nhà khoa học sẽ có thể tìm ra thêm manh mối hé lộ sự thật đằng sau vụ nổ Tunguska.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?