VOV.VN - Tổng thống Nga Putin mới đây tiết lộ, ngành quốc phòng Nga đang phát triển các vũ khí tối tân dựa trên “các nguyên tắc vật lý mới” nhằm bảo đảm an ninh quốc gia. Vậy những vũ khí bí ẩn đó là gì?
- 5 phút sinh tử: Phi công Nga lập kỳ tích ngoạn mục, chứng minh kỹ năng siêu đẳng
- Nga rót 20 tỷ rúp đưa siêu phẩm công nghệ vươn tầm: 700 chiếc sẽ ra lò, đặt dấu mốc quan trọng cho chiến thắng
- Bộ ảnh quyền lực: Nga nâng tên lửa Soyuz lên bệ, sắp có chuyến bay lịch sử
- TT Putin chạm tay vào siêu hệ thống 'mạnh nhất lịch sử': Nga đi nước cờ lớn chứng minh ai là thủ lĩnh công nghệ
- Nhanh kỷ lục: Nga ra mắt siêu phẩm chứng minh đẳng cấp công nghệ, đặt cột mốc quan trọng cho chiến thắng
Thông điệp đáng lưu ý của Nga về vũ khí bí ẩn
Ông Putin phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông vào hôm 12/9 như sau: “Nếu nhìn vào lĩnh vực an ninh, vũ khí dựa trên các nguyên tắc vật lý mới sẽ bảo đảm an ninh cho bất cứ quốc gia nào... Chúng tôi hiểu rất rõ điều này và nỗ lực phát triển”.
Người đứng đầu nhà nước Nga không đi vào chi tiết, khiến giới truyền thông và quan sát quân sự phải bỏ nhiều sức lực tìm kiếm thông tin về những gì đằng sau tuyên bố của ông.
Bách khoa toàn thư trực tuyến chính thức của Bộ Quốc phòng Nga định nghĩa “vũ khí dựa trên nguyên tắc vật lý mới” là “các loại vũ khí mới với hiệu quả dựa trên các quá trình và hiện tượng chưa từng được sử dụng trước đó cho mục đích quân sự”.
Vào đầu thế kỷ 21, các vũ khí như thế được cho là bao gồm những thứ sau:
Vũ khí năng lượng định hướng (như các vũ khí dựa trên laser, máy gia tốc, vi sóng, sóng hạ âm, được thiết kế nhằm phá hủy hoặc vô hiệu hóa nhân lực, thiết bị, cơ sở hạ tầng kiên cố của đối phương). Theo Bộ Quốc phòng Nga : “Tất cả các loại vũ khí năng lượng định hướng trên thực tế là không có quán tính, ngoại trừ vũ khí sóng hạ âm, và mang tính tức thời… Đã đạt được các thành công lớn theo hướng này khi cải tiến các vũ khí laser”.
Vũ khí điện từ (vũ khí dựa trên tần số cực cao và dựa trên laser), với đặc điểm hủy diệt có được nhờ vào sử dụng một “dòng bức xạ quang học liên kết điện từ mạnh mẽ và thường có xung, hoặc bức xạ quang học không gắn kết”.
Vũ khí phi sát thương , dùng để vô hiệu hóa, thiết bị, nhân lực mà không gây ra các tổn thất không phục hồi được…
Vũ khí địa vật lý (địa chấn, khí hậu, ozone, môi trường), được Bộ Quốc phòng Nga định nghĩa chung là nhóm “các phương tiện chủ động tác động lên môi trường để sử dụng sức mạnh của thiên nhiên cho mục đích quân sự”.
Các vũ khí này được thiết kế nhằm tác động vào vật chất thể rắn, lỏng và khí của hành tinh và khí quyển, có thể sử dụng các vụ nổ lớn để gây ra động đất, phun trào núi lửa, và các thảm họa khác, cũng như thay đổi thời tiết và khí hậu tại một số vùng nhất định của Trái Đất, dẫn tới hạn hán, lũ lụt, bão tố, v.v..
Vũ khí ozone được thiết kế để tạo ra các lỗ thủng trong lớp ozone, gây ra hư hại diện rộng do bức xạ cực tím từ vũ trụ rọi lên các vùng địa lý rộng lớn.
Cuối cùng, vũ khí môi trường được xác định là vũ khí nhắm tới các cánh rừng, vụ mùa, nguồn nước, không khí và đất đai, có thể thông qua các tác nhân hóa học hoặc sinh học.
Vũ khí phóng xạ bao gồm các loại vũ khí với tác dụng hủy diệt “dựa trên sử dụng các chất phóng xạ có khả năng gây nhiễm độc cho nhân lực thông qua bức xạ ion hóa mà không cần một vụ nổ hạt nhân”. Ở đây vật liệu phát xạ được lấy từ rác nhiên liệu phóng xạ hoặc bằng cách cho các yếu tố hóa học tiếp xúc với dòng neutron để tạo ra các đồng vị phóng xạ.
Vũ khí này có thể đặt vào trong đầu đạn pháo, bom trọng trường, đầu đạn tên lửa và các loại đạn thông thường khác. Mục đích là để gây ô nhiễm môi trường cho một khu vực nào đó trong hàng chục, thậm chí hàng trăm năm.
Vũ khí gen được định nghĩa là “dạng vũ khí có khả năng gây hư hại bộ máy di truyền của con người”, bao gồm cách thức sử dụng virus với gen đột biến, cũng như “các đột biến được tạo ra từ các nguồn tự nhiên thông qua các phương pháp tổng hợp hóa học hoặc công nghệ sinh học, để gây ra hư hại hoặc các biến đổi đối với ADN”. Theo đánh giá của quân đội Nga, loại vũ khí này đặc biệt nguy hiểm do “tính chất khó lường về hậu quả” khi sử dụng.
Hé lộ bí mật của Nga
Vậy còn Nga thì sao, họ đang nghiên cứu vũ khí dựa trên nguyên tắc vật lý mới nào?
Quân đội Nga đặc biệt kín tiếng về các loại vũ khí dựa trên nguyên tắc vật lý mới mà họ đang phát triển.
Tuy nhiên, có các dấu hiệu về các ưu tiên và mối quan ngại của quân đội Nga trong lĩnh vực này.
Thứ nhất, là một bên ký kết Công ước về Vũ khí sinh học, Nga đã đặt lệnh cấm đối với việc chế tạo vũ khí gen.
Thứ hai, do sở hữu kho vũ khí hạt nhân thế giới, Moscow cũng loại bỏ việc tạo ra vũ khí phóng xạ (còn gọi là bom bẩn), thứ vũ khí mà theo họ dễ rơi vào tay lực lượng khủng bố.
Nhà quan sát quân sự kỳ cựu Viktor Murakhovsky của Nga nói với Sputnik rằng thứ vũ khí mà Tổng thống Putin đề cập có khả năng cao là các vũ khí laser và các loại vũ khí khác dựa trên vật lý năng lượng cao.
Theo Murakhovsky, Nga có bước tiến lớn cả về tên lửa siêu cận âm lẫn vũ khí laser do đã có các nghiên cứu cơ bản từ tận thế kỷ 20.
Murakhovsky nói: “Chúng tôi đã phát triển vũ khí laser trong thời gian rất dài, từ thập niên 1970”.
Vào năm 2016, Murakhovsky nhớ lại, Thủ tướng Nga khi đó là Dmitry Medvedev đã chứng kiến màn trình diễn một vũ khí laser chống UAV tại Viện Vật lý laser. Sau đó nhà nước Nga thúc đẩy ứng dụng nhanh công nghệ này vào lĩnh vực quân sự.
Vậy yếu tố nào thúc đẩy Nga phát triển các loại vũ khí mới cơ bản này?
Về điều này, cựu trung tá không quân Mỹ Karen Kwiatkowski nói với Sputnik rằng chính học thuyết “kiềm chế” của phương Tây phải chịu trách nhiệm trực tiếp.
Theo quan điểm của Karen Kwiatkowski, quá trình biện chứng ở đây là phần còn lại của thế giới, trong đó có Nga, đã buộc phải tìm ra các chiến lược quân sự và kinh tế để ứng phó với học thuyết đó của NATO.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI