Đã khi nào bạn định giá hạnh phúc bao nhiêu tiền chưa?
Tim McCarthy, một ông chủ người Mỹ sau khi bán công ty tiếp thị của mình với giá 45 triệu USD, ông đã đóng góp 8 triệu USD vào thuế của chính phủ và ông cũng chi 8 triệu USD để chia cho các nhân viên đắc lực đã cống hiến cho công ty. Thậm chí, ông còn mời các quản lý cấp cao tham gia một chuyến dạo chơi bằng du thuyền ở New York, tặng vé cao cấp nhất cho họ ở Broadway, đưa thẻ tín dụng để họ mua sắm thoải mái ở Tiffany’s.
Nhưng những gì ông nhận lại thì chẳng có ai hạnh phúc, hài lòng như ông mong đợi. Cả chuyến đi họ dành để cãi cọ, than thở và phàn nàn. Ông chia sẻ với Globe and Mail rằng: "Những người xung quanh tôi đều tỏ vẻ cáu kỉnh, còn tôi thì cảm thấy thất vọng. Nhưng tôi cũng không hiểu tại sao".
Còn công ty cũ của ông đang trên đà phát triển lớn hơn và mọi thứ dường như đều trên đà tốt hơn dưới sự chỉ huy của lãnh đạo mới...
Và cuối cùng, ông đã tìm ra câu trả lời: Cả ông và những người đồng nghiệp, bạn bè giàu có của mình đang mắc hội chứng mất niềm vui. Đó là triệu chứng con người không cảm thấy vui từ các hoạt động mà vốn họ vẫn hứng thú.
Khi đã nghỉ hưu và chuyển về sống tại quê nhà Ohio, Mỹ, cầm trong tay số tiền nhiều hơn mức bản thân cần, Tim đã khám phá ra mối liên quan giữa tiền và mọi vật cũng như sự cân bằng trong cuộc sống. Những ý tưởng của ông được sắp xếp trong một cuốn sách đúc kết cuộc sống của những người nhiều tiền nhưng phiền muộn: Sự dư thừa trống rỗng.
Tim cho biết sau khi có được 45 triệu USD trong tay, ông thật sự cảm thấy hoang mang. Trong đầu ông đã xuất hiện rất nhiều câu hỏi: "Liệu mình có xứng đáng với số tiền này không? Mình sẽ dùng số tiền này đúng đắn chứ? Mình sẽ không lãng phí chứ?". Suốt những năm đi làm, Tim đã từng nghĩ rằng mình hẳn sẽ hạnh phúc lắm khi có gia tài vài chục tỷ đô như vậy nhưng khi nó xảy ra thì ông không cảm nhận được niềm vui.
Tim đã suy nghĩ xem mình sẽ làm gì với số tiền này. Mua một chiếc du thuyền khổng lồ? Không, chẳng mấy khi ông dùng đến và một chiếc du thuyền như thế lại cần có cả một đội nhân công để bảo trì và chuẩn bị cho những chuyến đi, kể cả những chuyến đi ngắn. Mua thêm một ngôi nhà tại Pháp? Không, ông đã có một ngôi nhà rất đẹp rồi. Mua một chiếc xe siêu sang? Không, ông lo nó sẽ bị hỏng hay bị lấy cắp bất cứ lúc nào.
Cuộc sống hiện tại của ông quá đủ đầy, thậm chí là giấc mơ của rất nhiều người. Ông sống trong một ngôi nhà xinh đẹp nằm bên hồ. Ông lái một chiếc Cadillac và ghé thăm các con cháu bất cứ khi khi nào muốn. Ông đưa con gái đi mua sắm để chúc mừng cô tìm được việc mới và tặng cho con 4 bộ đồ hàng hiệu. Ông thường cùng vợ con ra nước ngoài du lịch, thăm người thân. Nhưng cảm giác ở lại cuối cùng chính là sự chán chường, trống rỗng cứ mãi đeo đẳng ông.
Theo Harvard Business Review, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự giàu có và hạnh phúc không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau. Trong một nghiên cứu của Đại học California, Berkeley, những người tham gia một trò chơi cho thấy họ luôn thích độc quyền và kết quả là càng giàu có thì họ càng hẹp hòi, bằng cách hạ thấp những người nghèo hơn mình và cho rằng mình ở vị trí áp đảo hơn.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy kết quả tương tự khi người tham gia được cho 10 USD và được gợi ý là nên dùng số tiền ấy đóng góp cho người khác. Kết quả là những người giàu có chỉ đóng góp 40% số tiền được đưa. Thực tế, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện những người giàu thường dành phần rất nhỏ trong thu nhập cho các mục đích từ thiện, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Một nghiên cứu của Notre Dame cũng chỉ ra những chỉ số hào phóng như hay quyên tiền, tình nguyện và sẵn sàng vì bạn bè - có liên quan mật thiết tới hạnh phúc. Theo Time, người giàu có thường cô độc hơn và chính vì thế, họ cũng thường cảm thấy không hạnh phúc. Người giàu cô độc bởi việc có nhiều tiền hơn khiến người ta muốn giữ khoảng cách với những người khác. Hơn nữa, khi người ta leo lên được mức thu nhập cao hơn, họ coi trọng sự độc lập và ít kết nối xã hội hơn.
Tuy nhiên, bất kì ai trong chúng ta cũng không thể hạnh phúc khi không có ít nhất một mối quan hệ gắn bó, ý nghĩa. Càng có đời sống xã hội sôi nổi bao nhiêu thì bản thân lại càng được trải nghiệm nhiều cảm xúc tích cực bấy nhiêu.
Còn Tim McCarthy, sau khi nhận thấy cuộc sống của mình quá đỗi chán nản thì ông đã dành nhiều thời gian hơn để thấu hiểu bản thân mình cũng như những người xung quanh. Trong hành trình ấy, ông đã gặp được 3 người đã khiến ông thật sự có cái nhìn khác về cuộc đời.
Một người là giáo viên cả tuần luôn phải mệt nhoài với các em học sinh nhưng vẫn say mê tham gia tình nguyện ở trường học dành cho những em có hoàn cảnh đặc biệt vào cuối tuần.
Một người là giám đốc kiếm được 150.000 USD/năm nhưng lại chấp nhận ngồi trên một chiếc tàu đi tình nguyện mà anh phải mất tới 5h mỗi tuần và một số tiền đáng kể để di chuyển tới địa điểm đó.
Một người là bạn của vợ ông tuy bận rộn với công việc lau dọn mỗi ngày nhưng sẵn sàng nhường nơi ở cho những người già neo đơn vô gia cư.
Với Tim, đó là 3 người hạnh phúc nhất mà ông biết trong khi những những người bạn giàu có của ông lại hoàn toàn không tìm được niềm vui sau quá trình theo đuổi con đường công danh, tiền bạc. Từ đó, ông quyết định chọn chỉ theo đuổi những gì mình cảm thấy quan trọng: dùng tiền để làm những điều hữu ích cho đời, giúp đỡ những người khác, xây dựng các mối quan hệ thân thiết thực sự và trải nghiệm cuộc sống trong từng phút giây...
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI