Bí mật động trời đằng sau đế chế thời trang nhanh Shein: Xây dựng một hệ thống chuyên ăn cắp thiết kế, làm giàu từ các sản phẩm đạo nhái trắng trợn
Shein đang phải đối mặt với rất nhiều vụ kiện liên quan đến cáo buộc vi phạm bản quyền thiết kế.
- Lượng người dùng mạng xã hội mới Threads sụt giảm nhanh chóng
- Sony ra mắt Xperia 1 V tại Việt Nam: Tập trung nâng cấp vào camera, giá 36 triệu đồng và không dành cho số đông
- Bí ẩn không có lời giải của Puma Punku: Ai đã tạo ra những cấu trúc cự thạch như được cắt gọt bởi tia laser?
- 1,5 triệu người dùng Google Play có nguy cơ bị tấn công bởi hai phần mềm gián điệp
Một số nghệ sĩ và các nhà thiết kế thời trang vừa đệ đơn kiện Shein, cho rằng startup này đang vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng cách sản xuất và bán một loạt các mặt hàng đạo nhái trắng trợn. Đơn khiếu nại cũng cáo buộc phía công ty “làm giàu nhờ thực hiện nhiều lần các hành vi vi phạm cá nhân”, đồng thời cố tình biến việc sao chép bất hợp pháp trở thành một phần của mô hình kinh doanh.
Trước đó, Shein đã phải đối mặt với rất nhiều vụ kiện liên quan đến cáo buộc vi phạm bản quyền thiết kế. Một số đã được giải quyết, trong khi phần lớn đang được bỏ ngỏ.
Vụ kiện mới nhất, được đệ trình hôm thứ Ba tại tòa án liên bang Los Angeles, đã vượt ra ngoài những tuyên bố thông thường về hành vi ăn cắp thiết kế cá nhân. Shein bị cáo buộc “xây dựng một mô hình có hệ thống ngay từ đầu để vi phạm sở hữu trí tuệ hình sự”.
Trong một tuyên bố được gửi bởi đại diện phát ngôn giấu tên, công ty khẳng định “Shein coi trọng mọi khiếu nại và sẽ có phương án giải quyết nhanh chóng khi chủ sở hữu trí tuệ đưa ra khiếu nại. Chúng tôi sẽ mạnh mẽ bảo vệ mình trước vụ kiện này cũng như bất kỳ khiếu nại nào không có căn cứ”.
Được biết, sự nổi tiếng của Shein đi kèm với tai tiếng. Không chỉ bị tố là trốn thuế, hãng này bị cho là đã thu lợi từ “chất xám” của các thương hiệu khác. Tính đến tháng 7/2022, 50 vụ kiện trên khắp các tiểu bang Mỹ đã được đệ trình, cho rằng thương hiệu Trung Quốc đang vi phạm bản quyền nhãn hiệu.
Phía nguyên đơn bao gồm những nhà thiết kế thời trang lớn nhỏ hoạt động ngoài studio hoặc các đại gia bán lẻ, chẳng hạn như Ralph Lauren Corp hay nhà sản xuất kính râm Oakley. Họ phàn nàn rằng các thiết kế của mình xuất hiện nhan nhản trên các phương tiện truyền thông của Shein mà không hề được cho phép.
Điểm mấu chốt ở chỗ, không giống như nhiều công ty khác thuê nhân viên thiết kế riêng để tránh sao chép đối thủ, Shein tự động hóa quy trình lên mẫu sản phẩm bằng phần mềm. Khiếu nại cáo buộc Shein có một thuật toán được thiết kế để “cố tình dung túng, thậm chí khuyến khích và tạo điều kiện cho hành vi sao chép”. Quy trình này đã đụng chạm đến một số nhà sản xuất lớn, trong đó có Nike.
Mối lo ngại cuối cùng về Shein chính là tác động với môi trường bởi ngành thời trang nhanh ngốn tài nguyên và gây ô nhiễm khủng khiếp. Riêng việc sản xuất hàng dệt polyester đã thải ra vô số khí nhà kính vào năm 2015. Việc sản xuất một chiếc áo cotton đã tiêu tốn trăm lít nước. Với hơn 80% sản phẩm làm từ vải tổng hợp, chắc chắn Shein đang gián tiếp đưa cả triệu triệu vi nhựa vào đại dương mỗi năm.
Theo David Erikson, một trong những luật sư đại diện, tin rằng Shein đã phạm tội khi triển khai mô hình kinh doanh.
“Đây là kết quả nghiên cứu của chúng tôi và chúng tôi hy vọng Quốc hội và Bộ Tư pháp sẽ để tâm”, David Erikson nói.
Trước đó, Shein còn từng bị cáo buộc trốn hải quan cùng hàng tỷ USD thuế bằng cách vận chuyển hàng hoá trực tiếp tới khách hàng trong một ngưỡng giá nhất định. Shein cũng bị cho là vi phạm nhân quyền và phải chứng minh không sử dụng lao động cưỡng bức nếu muốn IPO. Phía các nhà sản xuất và hiệp hội tại Mỹ đã gửi đơn khiếu nại, cho rằng Shein và các nhà bán lẻ Trung Quốc khác đang lợi dụng kẽ hở trong luật hải quan để nhập hàng hóa không cần trả thuế.
“Điều tra bước đầu cho thấy công ty này đã lách luật. Dưới một ngưỡng giá trị nhất định, bạn sẽ không phải trả thuế giống như khi nhập khẩu hàng chục nghìn bộ quần áo”, Etienne Vlok, đại diện liên minh cho biết.
Đáp lại mọi cáo buộc, đại diện Shein khẳng định: “Chúng tôi không có ý định vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bất kỳ ai và đó không phải là mô hình kinh doanh của chúng tôi”, đại diện Shein cho biết. “Các nhà cung cấp của Shein đều được yêu cầu tuân thủ đúng chính sách của công ty và chứng minh sản phẩm của họ không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bên thứ ba. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư và cải thiện quy trình đánh giá sản phẩm của mình’’. Ngoài ra, phía Shein cũng khẳng định, nếu các chủ sở hữu trí tuệ đưa ra các lá đơn khiếu nại hợp pháp, Shein sẽ giải quyết kiện tụng ngay lập tức.
Đúng là còn tồn tại nhiều bất cập nhưng thành công rực rỡ của Shein khiến chúng ta phải suy nghĩ xem, liệu thương hiệu này có trở thành hình mẫu của thời trang tương lai. Theo Financial Times, Shein nhắm mục tiêu doanh thu hàng năm đạt 58.5 tỷ USD vào năm 2025, tăng từ 22.7 tỷ USD vào năm ngoái. Điều này đồng nghĩa thương hiệu thời trang nhanh này sẽ vượt doanh số bán hàng hàng năm hiện tại của các “đại gia” bán lẻ như H&M và Zara.
“Chúng tôi đang cố gắng tương tác với nhiều bên liên quan,” Peter Day, người đứng đầu bộ phận chiến lược doanh nghiệp của Shein, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Chúng tôi là thương hiệu mới nổi và đã làm tốt. Vẫn còn một số thứ cần phải học và cách tốt nhất để làm điều đó là chia sẻ với cộng đồng”.
Theo: Forbes, The New York Times
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI