Bloomberg: Sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới bị cơ quan chống rửa tiền Mỹ điều tra

    Lục Lam, Nhịp sống kinh tế 

    Binance Holdings Ltd. đang bị Bộ Tư pháp và Sở Thuế vụ Mỹ điều tra (IRS). Động thái này nằm trong nỗ lực của giới chức Mỹ nằm loại bỏ những hoạt động bất hợp pháp trong một thị trường đang nhận được sự quan tâm lớn, nhưng hầu như không được kiểm soát.

    Theo một phần của cuộc điều tra, các quan chức điều tra lĩnh vực rửa tiền và vi phạm thuế đã tìm kiếm thông tin từ những nguồn tin thân cận về hoạt động kinh doanh của Binance.

    Được lãnh đạo bởi Changpeng Zhao - một người thường xuyên quảng cáo tiền số trên Twitter và trong các cuộc phỏng vấn, Binance đã vượt mặt các đối thủ kể từ khi ông đồng sáng lập vào năm 2017. Cũng giống như lĩnh vực tiền số, công ty này hoạt động mà ít có sự giám sát của chính phủ. Binance được thành lập tại "thiên đường thuế" Cayman và có văn phòng tại Singapore.

    Bloomberg: Sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới bị cơ quan chống rửa tiền Mỹ điều tra - Ảnh 1.

    Trong khi đó, Chainalysis Inc. - một công ty giám định tư pháp về blockchain có khách hàng là các cơ quan liên bang của Mỹ, đã kết luận vào năm ngoái rằng, trong số các giao dịch mà họ kiểm tra, nhiều khoản tiền liên quan đến hoạt động tội phạm đã đi qua Binance. Số tiền này lớn hơn bất kỳ sàn giao dịch tiền số nào.

    Từ lâu, các quan chức Mỹ đã bày tỏ mối lo ngại rằng tiền điện tử đang được sử dụng để che giấu các giao dịch bất hợp pháp, bao gồm cả hành vi trộm cắp và buôn bán ma tuý, trong đó còn có những người Mỹ đang trốn thuế khi đặt cược vào thị trường tiền số. Những lo ngại như vậy đã trở thành vật cản đối với lĩnh vực này, khi nhắm đến mục tiêu được công nhận nhiều hơn, dù nhiều ngân hàng Phố Wall đã chấp nhận Bitcoin và các đồng tiền số khác.

    Hiện tại, Bộ Tư pháp và IRS đang điều tra các hành vi vi phạm hình sự đối với Binance. Tuy nhiên, Bloomberg chưa xác định được chi tiết cụ thể về những gì giới chức đang điều tra.

    Cuộc tấn công mạng vào tháng này nhằm vào Colonial Pipeline Co. đã gây ra tình trạng thiếu nhiên liệu cho khắp miền đông nước Mỹ chính là dấu hiệu cho thấy mối rủi ro lớn. Sau đó, Colonial đã phải trả các hacker đến từ châu Âu gần 5 triệu USD tiền chuộc bằng tiền điện tử.

    Các quan chức tham gia cuộc điều tra bao gồm công tố viên trong viên thuộc bộ phận đạo đức ngành ngân hàng của Bộ Tư pháp Mỹ - đơn vị điều tra các vụ án phức tạp nhắm vào các công ty tài chính, và các nhà điều tra từ Văn phòng Luật sư Mỹ ở Seattle. Một nguồn tin tiết lộ, hoạt động điều tra của các cơ quan đã diễn ra trong nhiều tháng, họ đang xem xét cả hành vi của khách hàng cũng như nhân viên của Binance.

    Ngoài ra, Bloomberg đưa tin hồi tháng 3, Uỷ ban Giao dịch Hàng hóa Tương lại Mỹ (CTFC) cũng đã điều tra Binance về việc liệu công ty này có cho phép người Mỹ thực hiện các giao dịch bất hợp pháp hay không. Sau đó, người Mỹ bị cấm mua các sản phẩm giao dịch phái sinh có liên kết với tiền số mà không đăng ký với CTFC.

    Theo báo cáo của Chainalysis về các giao dịch tội phạm liên quan đến tiền điện tử, công ty đã theo dõi số Bitcoin trị giá 2,8 tỷ USD mà họ nghi ngờ kẻ gian đã chuyển vào các nền tảng giao dịch trong năm 2019. Chainalysis xác định, khoảng 27% số đó (tương đương 756 triệu USD) được đưa đến Binance. Tuy nhiên, trong một phản hồi về thông tin này, Binance cho biết họ tuân thủ các quy định chống rửa tiền trong lĩnh vực họ hoạt động và hợp tác với Chainalysis để cải thiện hệ thống.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ