Bo mạch chủ dành riêng Snapdragon 820, hỗ trợ được như PC thực thụ đầu tiên trên thế giới ra đời
Với tên gọi DragonBoard 820c, sản phẩm này sẽ sớm mở ra nhiều tiềm năng mới cho tương lai của làng công nghệ thế giới.
Ngày nay, tiêu chuẩn và quy ước cấu hình phần cứng máy tính đang dần có nhiều sự thay đổi, khác biệt so với thời kỳ trước. Một trong những xu hướng nổi bật đó là áp dụng cấu trúc chip ARM lên thông số cài đặt và thiết lập cho một PC thực thụ. Thực tế thì sức mạnh của A9X và A10X trên di động đã đủ để vượt mặt hiệu suất của Intel, và lại xuất hiện thêm các tin đồn rằng Apple đang chuẩn bị đem chip ARM lên ứng dụng vào dòng MacBook của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một nhà sản xuất khác đã chính thức giới thiệu thiết kế bo mạch chủ máy tính toàn diện dành riêng cho Qualcomm Snapdragon 820 nhằm hỗ trợ cho quá trình dựng lên một chiếc PC từ đây.
DragonBoard 820c dành cho Snapdragon 820
Người tiền nhiệm của 820c là DragonBoard 410c cũng từng nổi lên với cách thức hỗ trợ tương thích cho nhiều nền tảng phần mềm, bao gồm cả Android, Linux và phân mảng IoT cốt lõi của Windows 10. Nếu 820c có thể làm được tốt hơn 410c (và xác suất cao là chắc chắn như vậy) thì có lẽ không có lý do nào để nghi ngờ khả năng tương lai của nó cả.
Sản phẩm này hiện đã được liệt kê trong website của nhà sản xuất Arrow Electronics nhưng chưa chính thức tung ra thị trường đến tay người tiêu dùng. Hệ điều hành Android luôn là một lựa chọn có sẵn dành cho DragonBoard 820c, ngoài ra còn có Debian (hệ điều hành xây dựng dựa trên nhân Linux). Nếu may mắn có giá thành tương đương thì nó sẽ là một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Raspberry Pi hiện nay, dù giá thành của DragonBoard 820c vẫn chưa được tiết lộ.
Bộ nhớ trong hiện có hỗ trợ là 32GB, với RAM 3GB LPDDR4, có kết nối Wi-Fi, cổng USB 2.0 và 3.0 cùng Bluetooth 4.1. Card đồ họa tích hợp cũng đến từ Qualcomm: Adreno 540 - một cái tên mạnh mẽ trong dòng thiết bị linh kiện phục vụ đồ họa. Bo mạch chủ này cũng có thể được ứng dụng cho thiết lập drone, robot và các thiết bị IoT đa dạng. Camera gắn kèm có thể tương thích với độ phân giải tối đa 28MP, và quay video 4K/30fps nhờ hiệu năng của card đồ họa.
Một khi sản phẩm này chính thức mở bán đến tay người dùng, Windows 10 IoT sẽ là phân mảng đầu tiên nhận được nhiều lợi ích từ đây nhất. Kết hợp nó cũng nền tảng đám mây Azure của Microsoft, bạn sẽ có ngay một cố máy thiết lập sẵn server dữ liệu đám mây trong tay. Lĩnh vực điện toán đám mây đang ngày càng trở nên cần thiết và tiềm năng trong tương lai, và chắc chắn Qualcomm sẽ sớm trở thành một cái tên "nóng" góp mặt vào thị trường này khi đưa ra một sự tương xứng đột phá giữa hiệu suất lớn mà kích cỡ phần cứng nhỏ gọn.
Tham khảo: wccftech
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming