Bộ não có khả năng hoạt động như steadicam - Lí do mọi thứ không tối sầm lại khi chúng ta chớp mắt

    Kushman,  

    Mỗi vài giây chúng ta lại chớp mắt, nhưng tại sao lúc đó hình ảnh chúng ta nhìn thấy không mờ đi hoặc tối lại?

    Mỗi vài giây chúng ta lại chớp mắt, nhưng tại sao lúc đó hình ảnh chúng ta nhìn thấy không mờ đi hoặc tối lại? Không chỉ giúp giữ cho mắt không bị khô, chớp mắt còn ổn định hình ảnh. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng khi chớp mắt, não bộ điều chỉnh lại cầu mắt để giữ cho mắt tập trung vào mục tiêu.

    Khi ta chớp mắt, cầu mắt thụt lại vào trong và khi chúng ta mở mắt lại, cầu mắt không phải lúc nào cũng trở về vị trí cũ. Điều này sẽ gửi tín hiệu đến não, kích hoạt cơ mắt và ổn định lại tầm nhìn.

    Mỗi vài giây chúng ta lại chớp mắt, nhưng tại sao lúc đó hình ảnh chúng ta nhìn thấy không mờ đi hoặc tối lại?

    Nghiên cứu được đăng trong tạp chí Current Biology, được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu tại đại học Berkeley, đại học công nghệ Nanyang tại Singapore, đại học Dartmouth và Paris Descartes. Giáo sư Gerrit Maus, tiến sĩ tâm lí tại đại học Nanyang và cũng là người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Mắt con người thực tế không hề chính xác và dễ rung, nên não bộ cần liên tục điều chỉnh cơ mắt để giữ cho mắt luôn tập trung vào vật cần quan sát."

    "Nghiên cứu chỉ ra rằng não bộ đo lường sự khác biệt về hình ảnh trước và sau khi chớp mắt và ra lệnh cho cơ mắt điều chỉnh lại". Các nhà nghiên cứu nói rằng nếu điều này không xảy ra thì hình ảnh chúng ta nhìn thấy sẽ mờ và rung giật mỗi khi ta chớp mắt.

    "Não bộ thực hiện rất nhiều dự đoán nhằm cân bằng lại các giác quan sau mỗi chuyển động. Nó giống như là một steadicam vậy" - theo đồng tác giả Patrick Cavanagh, giáo sư tâm lí và thần kinh học tại Darthmouth.

     Nghiên cứu chỉ ra rằng não bộ đo lường sự khác biệt về hình ảnh trước và sau khi chớp mắt và ra lệnh cho cơ mắt điều chỉnh lại.

    "Nghiên cứu chỉ ra rằng não bộ đo lường sự khác biệt về hình ảnh trước và sau khi chớp mắt và ra lệnh cho cơ mắt điều chỉnh lại".

    12 tình nguyện viên tham gia nghiên cứu phải ngồi trong phòng tối trong một khoảng thời gian dài nhìn chăm chú vào một điểm trên màn hình trong khi các camera hồng ngoại theo dõi cử động mắt của họ theo thời gian thực. Mỗi khi họ nháy mắt, điểm này sẽ di chuyển 1cm sang bên phải.

    "Mặc dù các tình nguyện viên không để ý thấy thay đổi nhỏ này, hệ thống điều khiển cơ mắt trong não đã bắt được tín hiệu và chỉnh lại mắt để điểm ảnh ở đúng tâm. Các phát hiện này cho phép chúng ta hiểu cách bộ não liên tục thích nghi với thay đổi và ra tín hiệu cho cơ thể sửa chữa lỗi." - theo tiến sĩ Maus.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ