Bỏ ra tận 2 triệu đồng cho chiếc đèn pin dã ngoại kiêm sạc dự phòng này liệu có đáng?

    Hieu.D - WeBuy | Ảnh và Video: Cú Vọ,  

    Chiếc đèn pin sở hữu hình dáng giống chiếc đèn bão thời xưa, có tay cầm và chân đỡ. Dùng cả dây USB và cần quay tay để sạc điện, thế nhưng chất lượng và độ tiện lợi ra sao thì còn phải xem xét đã.

    Với những ai đang có nhu cầu mua sắm đèn chiếu sáng để sử dụng tại nhà khi mất điện, đem theo khi đi phượt, du lịch dã ngoại và cắm trại, hay đơn giản để dùng trong những trường hợp khẩn cấp, chắc chắn đang có cùng chung câu hỏi: Không biết nên mua loại đèn nào mới bền, xịn và tiện lợi nhỉ?

    Hiện trên thị trường đã có một vài hãng tham gia vào chúng loải thiết bị này, thời gian gần đây cũng xuất hiện thêm mẫu đèn pin “Lighthouse 400” của một hãng có cái tên khá lạ lẫm Goal Zero, có giá khá đắt, lên tới 2,1 triệu đồng.

    Bỏ ra tận 2 triệu đồng cho chiếc đèn pin dã ngoại kiêm sạc dự phòng này liệu có đáng? - Ảnh 1.

    Bỏ ra tận 2 triệu đồng cho chiếc đèn pin dã ngoại kiêm sạc dự phòng này liệu có đáng?

    Vậy đây có phải là một chiếc đèn đáng mua hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài đánh giá dưới đây:

    Thiết kế chắc chắn, mức độ hoàn thiện tốt

    Thiết bị có giá không hề rẻ nên chất lượng chắc chắn không khiến chúng ta thất vọng. Bề ngoài Lighthouse 400 trông gần giống với những chiếc đèn bão cầm tay của các cụ thời xưa. Bên trong đèn có một bóng đèn lớn được chia ra làm 2 mặt, người dùng có tùy chọn để thắp sáng chỉ 1 hoặc cả 2 mặt của đèn.

    Bỏ ra tận 2 triệu đồng cho chiếc đèn pin dã ngoại kiêm sạc dự phòng này liệu có đáng? - Ảnh 3.

    Đèn bão xưa và nay, một cái chạy bằng dầu còn một cái chạy bằng điện

    Theo mô tả, thiết bị có khả năng thắp sáng 360 độ. Chế độ thắp sáng 1 mặt ở mức sáng thấp kèo dài được 48 giờ, độ sáng cao thắp sáng được 6 giờ. Còn nếu sáng cả 2 mặt (360 độ), độ sáng thấp chạy được 24 giờ, mức sáng cao nhất chạy được 2,5 giờ. Pin của đèn có dung lượng cũng không hề ấn tượng, chỉ 4.400 mAH (3,7 V).

    Bỏ ra tận 2 triệu đồng cho chiếc đèn pin dã ngoại kiêm sạc dự phòng này liệu có đáng? - Ảnh 4.

    Dây USB dùng để sạc pin cho đèn

    Bỏ ra tận 2 triệu đồng cho chiếc đèn pin dã ngoại kiêm sạc dự phòng này liệu có đáng? - Ảnh 5.

    Cổng USB 1.5A biến đèn pin thành sạc dự phòng

    Cuốn quanh thân đèn là một dây USB giúp sạc pin. Phần điều khiển chính gồm một nút vặn chỉnh chế độ sáng, cường độ chiếu sáng, một nút bấm tam giác màu đỏ có tác dụng kích hoạt đèn chiếu khẩn cấp ở phía trên. Bên cạnh đó, đèn có một cổng đầu ra USB để người dùng cắm dây sạc và sạc pin cho smartphone hay các thiết bị khác.

    Bỏ ra tận 2 triệu đồng cho chiếc đèn pin dã ngoại kiêm sạc dự phòng này liệu có đáng? - Ảnh 6.

    Dưới đáy đèn có 2 chân có thể mở ra, gập vào. Còn phía trên gồm một quai cầm tay và phần tay quay, giúp người dùng sạc pin cho đèn khi không có nguồn điện khác.

    Lighthouse 400 nặng gần 500g, kích thước không nhỏ gọn nhưng cũng không quá lớn..

    Nhìn chung, đèn có mức độ hoàn thiện tốt, được làm chủ yếu từ nhựa nhưng không hề ọp ẹp, phần chân và tay cầm gia công cẩn thận, chắc chắn. Thiết kế này của đèn khá đa dụng, giúp người dùng có thể treo đèn lên tường, dựng đèn trên bàn, cầm tay để soi đường hay đeo sau túi balo.

    Trải nghiệm sử dụng

    Tính năng điều chỉnh độ sáng và chỉ thắp sáng 1 mặt đèn là khá hữu dụng, bởi không phải lúc nào chúng ta cũng phải chiếu sáng ở công suất cao nhất, đôi lúc chỉ cần đủ để soi đường và tiết kiệm pin.

    Bỏ ra tận 2 triệu đồng cho chiếc đèn pin dã ngoại kiêm sạc dự phòng này liệu có đáng? - Ảnh 7.

    Lighthouse 400 có khả năng chiếu sáng khó có thể chê vào đâu được

    Cách sử dụng thiết bị cũng khá đơn giản. Khi cắm dây USB vào nguồn sạc (có thể là đầu USB từ củ sạc, PC hay laptop), hoặc bạn quay tay cầm, 4 đèn LED báo hiệu tình trạng pin sẽ hiện lên và nhấp nháy.

    , thế nhưng với dung lượng 4.400 mAH, Lighthouse 400 kém xa so với các mẫu pin dự phòng khác có kích thước nhỏ hơn nhiều.

    Quai cầm tay quá nhỏ, chân đế vững vàng

    Trải nghiệm sử dụng thực tế cho thấy phần quai cầm phía trên của đèn quá nhỏ, khi dùng rất vướng víu, không có đủ khoảng trống, dễ và chạm vào các khớp ngón tay gây đau nhói. Thực sự Goal Zero nên thiết kế cho phần quai cầm này lớn hơn để phù hợp với đa số người dùng.

    Bỏ ra tận 2 triệu đồng cho chiếc đèn pin dã ngoại kiêm sạc dự phòng này liệu có đáng? - Ảnh 8.

    Quai cầm tay quá nhỏ nên khi sử dụng rất khó chịu

    Để khắc phục, chúng ta buộc phải treo đèn lên đâu đó, khó có thể cầm trên tay như đèn bão được. Bù lại, phần chân đế có thể mở ra gập vào lại khá chắc chắn, không bị lung lay và dễ đổ.

    Núm xoay khó sử dụng

    Núm xoay chính của đèn được làm khá tốt, xoay trơn và mượt mà, không bị “cọt kẹt” hay khựng lại khi dùng. Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu Goal Zero làm chiếc núm này có các đường vân tạo ma sát, chắc chắn sẽ dễ xoay hơn nếu chẳng may tay có mồ hôi.

    Bỏ ra tận 2 triệu đồng cho chiếc đèn pin dã ngoại kiêm sạc dự phòng này liệu có đáng? - Ảnh 9.

    Sẽ tốt hơn nếu núm xoay này có thiết kế tạo ma sát, dễ xoay vặn hơn

    Một thiết kế khác cũng khá thông minh ở phần này là khi bạn xoay hết vòng, núm xoay sẽ kêu “cạch” một tiếng để báo hiệu bạn đã tắt đèn, đề phòng trường hợp bạn để quên đèn khi vẫn còn bật.

    Dung lượng pin chỉ đủ để chiếu sáng, thiếu dung lượng nếu sạc smartphone

    Qua sử dụng, chúng tôi thấy Lighthouse 400 có thể hoạt động từ hơn 20 tiếng với mức sáng thấp, và khoảng 5 - 10 tiếng với mức sáng cao hơn, thời gian này là khá dài so với một chiếc đèn pin chiếu sáng 360 độ và có ánh sáng khỏe, chiếu sáng toàn không gian xung quanh và rất rõ ràng.

    Bỏ ra tận 2 triệu đồng cho chiếc đèn pin dã ngoại kiêm sạc dự phòng này liệu có đáng? - Ảnh 10.

    Đợi đã, có phải chiếc đèn đang tự sạc cho chính mình không?..

    Nhưng nếu sử dụng Lighthouse 400 cho cả mục đích sạc pin smartphone, tablet hay các thiết bị khác thì bạn nên coi chừng, bởi pin của đèn là không hề đủ. Nên nhớ dung lượng pin chỉ có 4.400mAH, có nghĩa nó chỉ có thể sạc cho một chiếc smartphone pin 3.000mAH được hơn 1 lần. Bạn vẫn nên đem theo một chiếc sạc dự phòng đi kèm với chiếc đèn, vừa có dung lượng pin cao hơn, kích thước lại nhỏ hơn.

    Quay tay để sạc pin? Tại sao không?

    Bỏ ra tận 2 triệu đồng cho chiếc đèn pin dã ngoại kiêm sạc dự phòng này liệu có đáng? - Ảnh 11.

    Ôi mệt quá! Xoay mãi không được một vạch pin...

    Một tính năng hay ho nữa của chiếc đèn này là xoay tay để sạc pin, thế nhưng bạn sẽ phải tốn kha khá công sức đấy, vì theo cảm nhận của chúng tôi, nếu quay ở tốc độ vừa phải, 1 phút quay sẽ chỉ giúp bạn chiếu sáng thêm khoảng 4 - 5 phút ở độ sáng thấp. Tính năng này chỉ cực hữu dụng nếu bạn đi dã ngoại thôi.

    Kết luận

    Lighthouse 400 là một thiết bị chất lượng tốt, ngoại trừ một vài nhược điểm như giá khá đắt, dung lượng pin hơi thấp, tính năng sạc pin dự phòng không mấy hiệu quả, phần quai cầm phía trên hơi nhỏ, thì chiếc đèn có khả năng chiếu sáng cực ổn.

    Bỏ ra tận 2 triệu đồng cho chiếc đèn pin dã ngoại kiêm sạc dự phòng này liệu có đáng? - Ảnh 12.

    Các chế độ chiếu sáng của Lighthouse 400 thông minh, độ sáng tốt và lan tỏa đều ra không gian rộng, quay tay để sạc pin cũng rất hữu dụng, đề phòng trường hợp bạn không có nguồn năng lượng nào ngoài chính mình (mặc dù sẽ tốn rất nhiều sức). Bởi vậy, chiếc đèn có thể sử dụng ở nhiều trường hợp, cả trong nhà và ngoài trời.

    Vậy có nên mua không? Câu trả lời là cả có và không.

    Nếu bạn thực sự cần một thiết bị chiếu sáng tốt cho nhu cầu đặc biệt của mình, như dã ngoại cùng bạn bè, cắm trại qua đêm thì mới nên mua, còn nếu chỉ sử dụng thông thường thì có lẽ bạn nên hướng tới các sản phẩm có giá rẻ hơn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ