Trước tình trạng giả mạo website doanh nghiệp, ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo ngày càng gia tăng, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng công cụ hỗ trợ người dùng nhận diện website giả mạo.
- Chiêu trò lừa đảo này đã nhiều lần được cảnh báo nhưng vẫn khiến nhiều người sa bẫy, để lại hậu quả nghiêm trọng
- Kỳ lạ cuộc gọi lừa đảo có ba số 2, cứ đến nửa đêm thì réo chuông: Nhiều người ôm bụng tức đi ngủ, sáng ra mới thấy tiền đã mất!
- Vứt điện thoại ra bãi rác, hôm sau nhận ngay cuộc gọi lừa đảo: Hóa ra chúng ta đã "đưa dao cho kẻ cướp" mà không biết!
- Làm thế nào để tránh bẫy lừa đảo bằng Deepfake?
- Chuyên gia công nghệ vạch mặt 'Phần mềm định vị theo dõi' bán nhan nhản trên MXH, cảnh báo chiêu trò lừa đảo
Tại họp báo thường kỳ chiều nay (6/4) của Bộ Thông tin và Truyền thông, bà Trần Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam cho biết, tình trạng vi phạm pháp luật trên không gian mạng diễn ra ngày càng tinh vi, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tạo các website giả mạo các cơ quan, doanh nghiệp, ngân hàng, sàn thương mại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản cùng nhiều hình thức vi phạm. Đặc điểm chung của hành vi vi phạm là thường sử dụng tên miền quốc tế đăng ký ở nước ngoài, che giấu thông tin chủ thể.
Theo bà Hiền, các hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật trên không gian mạng ngày càng tinh vi, khó nhận diện, xuất phát một phần từ việc không xác nhận được chủ thể website, tên miền.
Nhằm góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lừa đảo, vi phạm pháp luật, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và triển khai Cổng tra cứu thông tin tên miền để hỗ trợ người dân, tổ chức, doanh nghiệp nhận diện, xác thực nguồn thông tin chính thức trên môi trường mạng.
Trước khi sử dụng dịch vụ, giao dịch trên Internet, người dân, tổ chức, doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin website, tên miền bằng cách thực hiện nhắn tin miễn phí tới tổng đài 156 hoặc tra cứu trực tiếp tại Website https://tracuutenmien.gov.vn.
Theo bà Hiền, với nguồn thông tin, dữ liệu chính thức từ cơ sở dữ liệu quản lý tên miền của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cổng thông tin tra cứu tên miền là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho người sử dụng trong việc xác định nguồn tin chính thức trên môi trường mạng, góp phần phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật liên quan đến việc sử dụng tên miền trên môi trường mạng.
Bà Hiền chia sẻ thêm, trong hai năm 2021 và năm 2022, Trung tâm Internet Việt Nam đã phối hợp cung cấp thông tin hơn 1.819 tên miền (trong đó có 1.683 tên miền quốc tế, chiếm 92,5% đăng ký tại nước ngoài sử dụng dịch vụ ẩn giấu thông tin chủ thể) cho các cơ quan có thẩm quyền về xử lý vi phạm.
Bên cạnh đó, tiếp nhận xử lý tạm ngừng hoạt động và thu hồi 498 tên miền liên quan đến các vi phạm về giả mạo các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp, các hành vi cờ bạc trực tuyến, lừa đảo ngân hàng, tài chính, mua bán sản phẩm y tế, thực phẩm chức năng trái phép.
Cùng với việc lừa đảo qua hình thức giả mạo website ngân hàng, doanh nghiệp…tình trạng lừa đảo qua cuộc gọi cũng đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội.
Theo văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tháng 3, Bộ đã phát hiện và chuyển cơ quan chức năng điều tra, xử lý 8 vụ việc sử dụng trạm phát sóng BTS giả phát tán tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo, tin nhắn giả mạo.
Các cuộc gọi, tin nhắn này nhằm mục đích lừa đảo người dân tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Gia Lai, Quảng Nam và Thanh Hóa.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"