Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Nếu không Make in Vietnam thì nước ta khó có thể trở thành nước phát triển"
Chiều 19/8, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phối hợp tổ chức công bố giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Vietnam 2020”.
Giải thưởng "Sản phẩm Công nghệ số Make in Vietnam 2020" là hoạt động nằm trong "Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam". Đây cũng là nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra tại Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Giải thưởng được đặt ra nhằm thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ nghiên cứu, sáng tạo các sản phẩm công nghệ số, giải các bài toán Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng
Phát biểu tại buổi họp báo phát động Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam năm 2020", Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Nếu không Make in Vietnam thì nước ta khó có thể trở thành nước phát triển, chúng ta cũng không thể đi ra nước ngoài được, không thể đóng góp lớn cho sự phát triển của nước nhà. Cái thuận lợi của Make in Vietnam là chúng ta đã có đủ thời gian làm gia công cho nước ngoài, thậm chí có cả những công ty đã thiết kế thuê module, họ thiết kế thuê cả sản phẩm trọn vẹn".
Theo ông Hùng, những vấn đề của Make in Vietnam do Chính phủ, doanh nghiệp hoặc xã hội đặt ra cần phải được giải quyết. Ông khẳng định việc "đưa vấn đề của mình, bài toán của mình ra khỏi nhà của mình chính là các tốt nhất để thúc đẩy Make in Vietnam".
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói thêm: "Nếu chúng ta không cạnh tranh được với nước ngoài thì sẽ mãi mãi không phát triển được".
Tuy nhiên, Bộ trưởng Hùng nhận định việc chưa có nhiều sản phẩm công nghệ nội địa cũng chính là cơ hội để phát triển sản phẩm của Việt Nam.
"Thị trường 100 triệu dân Việt Nam là thế mạnh cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nghiệp Việt Nam. Bởi vì không ai hiểu người Việt Nam, hiểu nhu cầu Việt Nam hơn người Việt Nam", ông Hùng cho biết.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các doanh nghiệp công nghệ số cần chủ động không trông chờ vào các chính sách, cơ chế mà quan trọng nhất là tập trung nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm, giải pháp đáp ứng nhu cầu của thị trường 100 triệu dân mình.
"Năm nay là năm đặc biệt khi chúng ta vừa phải chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế số. Các sản phẩm công nghệ số phục vụ phòng chống Covid-19 hiệu quả, các nền tảng số hỗ trợ học tập, làm việc, sinh hoạt trên môi trường số sẽ được quan tâm, xem xét", ông Hùng chia sẻ.
Cuối cùng, Bộ trưởng kết luận: "Phần thưởng lớn nhất của giải thưởng chính là Bộ TTTT sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc quảng bá, hỗ trợ kết nối thị trường, xây dựng khung pháp lí thuận lợi, kết nối các nhà đầu tư (trong và ngoài nước) để các sản phẩm công nghệ số có thị trường rộng lớn hơn và đi xa hơn".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI