Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã chính thức gửi văn bản đề nghị Bộ Tài chính đưa game online ra khỏi danh mục dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Bi kịch của một 'nữ hoàng livestream': Cô gái bán hàng online trở thành triệu phú đôla, tuổi 36 phải chấm dứt sự nghiệp, biến mất sau 1 đêm vì trốn thuế
- Hào quang vụt tắt của một "nữ hoàng livestream": Bán cả tên lửa trên sóng trực tiếp, "ngã ngựa" vì trốn thuế 4.800 tỷ
- Bỏ tiền thuê “chiến thần livestream” bán phá giá: Khách hàng bị thao túng tâm lý, nhãn hàng lại chịu quá nhiều rủi ro!
- Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online gây nhiều lo ngại
Mới đây, Bộ Tài chính đã đề nghị xây dựng dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, trong đó đề xuất bổ sung loại hình “kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất hợp lý”. Theo đó, Bộ Tài chính xếp game online nằm chung danh mục với đồ uống có đường, thức uống đại mạch, nước giải khát không cồn, thuốc lá điện tử.
Theo quan điểm của Bộ Tài chính, game online là loại hình giải trí có doanh thu lớn, mức lợi nhuận cao so với các loại hình kinh doanh khác, thu hút mọi độ tuổi tầng lớp dân cư, đặc biệt là giới trẻ tham gia. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu bổ sung vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để định hướng tiêu dùng.
Trước đề xuất này, Bộ TT&TT đã chính thức gửi văn bản đề nghị Bộ Tài chính đưa game online ra khỏi danh mục dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), ngành game là ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển tốt của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang thúc đẩy chuyển đổi số và xây dựng cách mạng công nghiệp 4.0
“Ngành game ở đây không phải là ngành chơi game. Rất nhiều người đã có lầm tưởng, định kiến như vậy về ngành này. Ngành game là hệ sinh thái sản xuất game, phát hành game và các hoạt động liên quan đến game. Ở nhiều nước, game là ngành công nghiệp không khói chủ lực trong thời đại 4.0”, ông Lê Quang Tự Do lý giải.
“Tại Việt Nam, ngành game còn rất non trẻ, giá trị doanh thu vẫn còn rất nhỏ, chỉ khoảng 600 triệu USD. Do vậy, Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ phát triển ngành này thay vì thu nhiều hơn”, ông Do bày tỏ.
Ngoài ra, ngành game là một dạng công ty phần mềm, vì thế nếu tăng thuế hay có biện pháp siết chặt, các công ty game rất dễ chuyển hoạt động sang nước ngoài. Sau đó, các doanh nghiệp này vẫn tiếp tục cung cấp sản phẩm xuyên biên giới vào Việt Nam. Trong khi đó, việc ngăn chặn game lậu, xuyên biên giới còn rất khó khăn do tính “phẳng”, không biên giới của internet.
“Cục PTTH&TTĐT đã làm việc với Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), phối hợp với các doanh nghiệp và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội nghị về vấn đề này, trong đó nêu quan điểm rất rõ ràng. Quan điểm này tiếp tục được nhắc lại một lần nữa trong ngày hội game Gameverse 2023 vừa được tổ chức”, ông Lê Quang Tự Do cho hay.
Cục trưởng PTTH&TTĐT khẳng định, Bộ TT&TT rất quan tâm và muốn phát triển ngành game, trong đó có những chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành game Việt Nam./.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android