Thương vụ lớn thứ hai trong lịch sử doanh nghiệp Mỹ có thể là "cuộc hôn nhân" giữa Broadcom và Qualcomm.
Broadcom vừa đưa ra đề nghị mua lại Qualcomm với giá 130 tỷ USD. Nếu hoàn tất, nó sẽ kết hợp hai gã khổng lồ sản xuất chip của thế giới. Qualcomm nổi tiếng vì phát minh ra công nghệ mạng không dây 2G và 3G mà Verizon và Sprint sử dụng. Nay, phần lớn doanh thu công ty đến từ các con chip cho phép smartphone kết nối với mạng di động. Broadcom chủ yếu sản xuất chip cho kết nối băng rộng có dây, bao gồm modem, Wi-Fi, switch và router.
Thương vụ xuất hiện trong bối cảnh gần như mọi nhà mạng Mỹ đều đang chuẩn bị triển khai công nghệ 5G. Không như 4G, 3G hay 2G, 5G phụ thuộc vào sự kết hợp của cả công nghệ không dây và có dây. Do phương pháp phát triển 5G, hãng viên thông phải triển khai các vô tuyến nhỏ, về cơ bản là các trạm sóng mini – quanh khu vực phủ sóng. Mỗi một trạm này cần đến kết nối Ethernet. Nếu Broadcom và Qualcomm hợp lực, họ có thể tiếp thị bản thân như nhà cung cấp công nghệ 5G toàn diện.
Qualcomm đang trải qua một năm 2017 không yên bình do cuộc chiến với Apple. Qualcomm khẳng định “táo khuyết” vi phạm một số bằng sáng chế và muốn cấm bán iPhone tại Trung Quốc. Trong khi đó, Apple được đồn đang thiết kế iPhone mới không dùng linh kiện Qualcomm. Dù Qualcomm từng là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, họ đã bị Intel vượt mặt và tiếp đến là Samsung vào đầu năm nay. Cổ phiếu công ty cũng giảm 5% trong cùng kỳ.
Thông báo của Broadcom được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ Broadcom sẽ chuyển trụ sở pháp lý từ Singapore về Mỹ. Động thái giúp Broadcom tránh được việc tăng cường kiểm soát đối với các công ty ngoại muốn mua doanh nghiệp Mỹ. Tuy vậy, giao dịch vẫn gây nhiều quan ngại chống độc quyền. Cả hai đều là những tên tuổi lớn trên thị trường Wi-Fi cao cấp. Một trở ngại khác là bản thân mỗi bên đều đang trong quá trình mua lại nhà sản xuất chip khác. Qualcomm đã đồng ý mua NXP còn Broadcom đang mua Brocade.
Chỉ có một thương vụ lớn hơn trong lịch sử doanh nghiệp Mỹ là vụ AOL thâu tóm Time Warner năm 1999 trị giá 162 tỷ USD.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?