Bụi bẩn, nước và vết xước trên ống kính ảnh hưởng đến chất lượng ảnh như thế nào?
Liệu rằng một ống kính mới mua, sạch đẹp có bị suy giảm chất lượng sau nhiều năm sử dụng với các vết xước hay không?
Chắc chắn bất cứ nhiếp ảnh gia nào cũng biết rằng việc làm ướt, chạm tay hay thậm chí để những vật chọn 'cạ' vào mặt trước ống kính là một điều tối kỵ, không những làm ống kính mất giá trị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng ảnh. Nhưng chắc chắn đến giờ mới có người làm một thử nghiệm đầy đủ, 'hy sinh' một chiếc ống kính để biết được rằng việc làm bẩn hay làm xước ống kính làm giảm chất lượng ảnh tới đâu, liệu có nghiêm trọng như mọi người nghĩ hay không.
Video được thực hiện bởi 2 nhiếp ảnh gia Jordan Drake và Chris Niccolls từ trang DPReview, ghi lại cảnh 2 anh chạm tay, phun sương, làm xước nhẹ và cuối cùng là cố tình làm xước thật nặng ống kính để chụp ảnh, sau đó có sự so sánh với ảnh lúc ống kính còn 'nguyên vẹn'. Từ video này, ta có thể thấy được việc để lại dấu vân tay và hơi nước làm giảm chất lượng ảnh nhiều hơn rõ rệt so với những vết xước, nhưng rất may là những thứ này ta có thể lau sạch một cách dễ dàng.
Thử nghiệm 'phá ống kính' xem chất lượng ảnh từ DPreview
Đối với những vết xước, việc chúng có ảnh hướng đến chất lượng hình ảnh hay không phụ thuộc vào việc người dùng điều khiển độ sâu trường ảnh (DOF) ra sao. Trường ảnh càng mỏng (với ống kính tiêu cự dài, khẩu độ lớn) thì các vết xước không hiện rõ trên ảnh, ngược lại với ống kính góc rộng hoặc đặt khẩu độ lớn (trường ảnh rộng) thì chúng bắt đầu hiện ra.
Nhưng tất nhiên một ống kính sạch sẽ, không có vết xước sẽ cho bức ảnh hoàn hảo nhất, nên những bạn nhiếp ảnh gia hãy nhớ bảo quản ống kính một cách cẩn thận, nếu lỡ chạm tay hoặc để dính nước thì lau ngay bằng vải mềm, tránh để chạm vào các vật nhọn gây ra xước xát không đáng có.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời