Bước đột phá mới của robot sẽ đẩy 90% công nhân ngành may mặc tại Việt Nam vào cảnh thất nghiệp

    Nguyễn Hải,  

    Riêng tại Việt Nam, hơn 2 triệu lao động ngành may có thể mất việc khi quá trình tự động hóa này được áp dụng.

    Đối với các sản phẩm may mặc phức tạp, các cánh tay robot cứng nhắc vẫn tỏ ra kém xa các bàn tay khéo léo của con người.

    Nhiều quy trình sản xuất hàng may mặc đã được tự động hóa, từ việc chọn bông để kéo sợi cho đến cắt may quần áo. Thậm chí một số loại máy móc chuyên dụng còn có thể may các loại khuy bấm hoặc túi. Tuy nhiên, chưa có robot thương mại nào có thể ghép nối các mảnh vật liệu khác nhau để tạo ra một sản phẩm quần áo hoàn chỉnh, như một chiếc quần jeans hay một áo phông.

    Bước đột phá mới

    Nhưng tháng trước, Jonathan Zornow, người sáng lập và là nhân viên duy nhất của startup tại Seattle, Sewbo, đã tạo ra một bước đột phá. Anh cho biết mình đã vượt qua một trở ngại chung cho việc tự động hóa quần áo – đó là thao tác trên các loại vải yếu, linh hoạt – và sử dụng một robot công nghiệp để may hoàn chỉnh một chiếc áo phông.

    Nhà cựu phát triển web 30 tuổi này lấy cảm hứng từ ngành công nghiệp in 3D, với những sợi nhựa dẻo được đun nóng chảy và tạo hình thành vật thể. Theo tuyên bố trên báo chí của mình, anh làm cứng loại vải may phông bằng cách xử lý nó qua một loại vật liệu, “làm cho các robot thông thường có thể dễ dàng tạo ra các bộ quần áo như thể chúng được làm từ tấm kim loại.” Giũ bộ quần áo đã được may qua nước nóng sẽ làm miếng vải may quần áo trở lại trạng thái bình thường.

    Robot Sewbo có thể may hoàn chỉnh một chiếc áo phông thay thế con người.

    Trong quá trình tạo mẫu, Zornow đã sử dụng loại robot hỗ trợ Universal Robot, với mức giá thông thường khoảng 35.000 USD, được thiết kế để làm việc bên cạnh hoặc hỗ trợ họ một cách an toàn. Nhưng bất kỳ loại robot nào cũng có thể thực hiện các chức năng này bằng cách lập trình, hoặc cho robot thấy những gì cần làm để nó có thể bắt chước quá tình đó, hoặc tạo ra một phần mềm đặc biệt để thực hiện các thao tác này.

    Về lý thuyết, trong dài hạn, tốc độ nhanh hơn và chính xác hơn của robot sẽ bù đắp lại các chi phí đầu tư ban đầu. Zornow cho rằng kỹ thuật của anh cuối cùng có thể được sử dụng để tùy biến và thay đổi các chi tiết trên quần áo ngay tại chỗ cho phù hợp với sở thích và kích cỡ mong muốn của khách hàng.

    Trong môi trường công nghiệp, quá trình sản xuất có thể tự động hóa theo từng giai đoạn: cắt vải, làm cứng nó, định hình nó bằng máy dao động rung tần số cao, khâu nó lại và nhúng sản phẩm vào nước nóng để nó quay trở lại trạng thái bình thường.

    Với sự thúc đẩy từ ngành thời trang bình dân đang phát triển mạnh, các robot có thể tái lập trình sẽ cho ra đời hàng loạt sản phẩm, giúp “thu ngắn chuỗi cung cấp và rút ngắn thời gian sản xuất vốn có thể cản trở ngành công nghiệp thời trang khi kéo dài.” Zornow nói với Quartz.

    Gần đây Adidas cũng trình làng loại giày mới, được thiết kế và sản xuất gần như toàn bộ trong một nhà máy toàn robot đầu tiên của họ tại Đức, có tên gọi Speedfactory. Foxconn, một nhà sản xuất gia công, đã giảm mạnh lực lượng lao động của họ, từ 110.000 người xuống còn 50.000 người sau khi giới thiệu các robot mới vào tháng Năm vừa qua.

     Máy khâu điều khiển bằng máy tính của công ty Softwear Automation xuất hiện năm 2012.

    Máy khâu điều khiển bằng máy tính của công ty Softwear Automation xuất hiện năm 2012.

    Năm 2012, Lầu Năm Góc đã trao một khoản trợ cấp 1,2 triệu USD cho Softwear Automation, một công ty được tách ra từ Đại học Công nghệ Georgia, vì đã tạo ra một máy khâu điều khiển bằng máy tính có thể cạnh tranh được với lao động giá rẻ ở Trung Quốc. Trong năm nay, Softwear Automation đã sử dụng một robot được tùy chỉnh để may thành công hai chiếc quần bò jeans – một loại vải sợi vốn được làm cứng – tuy nhiên, nó vẫn chưa tự động hóa được toàn bộ quá trình sản xuất cho những chiếc quần may bằng vải bông chéo.

    Những cỗ máy có tác động khủng khiếp

    Tuy nhiên, rõ ràng loại công nghệ này sẽ có những tác động khủng khiếp đến hàng triệu người lao động ở châu Á và Đông Nam Á, đặc biệt là phụ nữ. Theo một báo cáo vào tháng Sáu năm 2016 từ tổ chức Lao động Quốc tế ILO, gần 90% công nhân trong ngành may mặc và da giày ở Campuchia và Việt nam đang có nguy cơ bị mất hết việc làm do dây chuyền lắp ráp tự động hóa.

    Theo số liệu thống kê, riêng ngành dệt may Việt Nam hiện thu hút khoảng 2,5 triệu lao động và đang đặt mục tiêu doanh thu xuất khẩu của ngành năm 2016 sẽ là 31 tỷ USD. Việc tự động hóa dây chuyền lắp ráp sản phẩm có khả năng sẽ làm cho hơn 2 triệu lao động bị mất việc làm. Thêm vào đó, do không còn phụ thuộc vào nguồn nhân lực giá rẻ nữa, máy móc sẽ được di chuyển dần về các nước công nghiệp, kéo theo sụt giảm đáng kể nguồn thu từ xuất khẩu cho Việt Nam và những nước đang phát triển khác.

    Tôi lo lắng về những gì có thể xảy ra với những người trong môi trường lao động lương thấp. Nó là điều chúng ta luôn lo lắng bất cứ khi nào có một công nghệ mới tại bất cứ thời điểm nào của lịch sử.” Zorrnow nói với Quartz, bổ sung thêm rằng gần như tất cả những đổi mới công nghệ đều có mục đích mang lại “điều tốt đẹp cho con người.” Anh hy vọng rằng lịch sử sẽ tiếp tục lặp lại điều này.

    Tham khảo Quartz

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ