Cả thế giới nói 8K chưa sẵn sàng nhưng đây là câu trả lời của người Hàn

    Minh,  

    Samsung là hãng đầu tiên thương mại hóa TV 8K ra thị trường. Vì sao họ có thể tự tin làm vậy khi nội dung 8K hiện nay còn vô cùng hiếm?

    Cả thế giới nói 8K chưa sẵn sàng nhưng đây là câu trả lời của người Hàn - Ảnh 1.

    Chiếc TV 8K đầu tiên đã ra mắt cách đây 7 năm, tại Hội chợ điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới CES 2012. Khi đó Sharp trình làng màn hình TV 85 inch với độ phân giải 8K. Sau đó, đến lượt Panasonic ra mắt TV 8K kích cỡ 145 inch tại Hội chợ công nghệ IFA 2012. Đến IFA 2014, LG cũng trình làng chiếc TV 8K đầu tiên của mình và vào CES 2015, Samsung ra mắt màn hình TV 8K với kích cỡ lên tới 110 inch.

    Cả thế giới nói 8K chưa sẵn sàng nhưng đây là câu trả lời của người Hàn - Ảnh 2.

    Như vậy có thể thấy những chiếc TV 8K đã sớm ra đời từ vài năm trước nhưng cho đến tận bây giờ, mới chỉ có Samsung mới thương mại hóa sản phẩm này bằng dòng TV QLED 8K kích cỡ từ 65 đến 85 inch vào năm ngoái. Một vấn đề ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự ngần ngại của các hãng sản xuất TV hàng đầu thế giới đó là nội dung và sự chấp nhận của người dùng. Cho đến nay, việc sản xuất nội dung 4K vẫn còn chưa thực sự được phổ biến tới số đông, vì vậy một chiếc TV 8K có vẻ là thừa thãi khi không có nội dung phù hợp. Bên cạnh đó, bản thân người dùng cũng cảm thấy nghi ngại vì không nhận ra lợi ích thực sự của 8K hơn gì so với 4K.

    Cả thế giới nói 8K chưa sẵn sàng nhưng đây là câu trả lời của người Hàn - Ảnh 3.
    Cả thế giới nói 8K chưa sẵn sàng nhưng đây là câu trả lời của người Hàn - Ảnh 4.

    Thay vì đợi đến Hội chợ điện tử tiêu dùng CES và tiếp tục khoe công nghệ TV 8K, Samsung bất ngờ thông báo sẽ thương mại hóa, mở bán dòng sản phẩm TV 8K ngay từ cuối năm ngoái. Đây là một quyết định có thể khiến nhiều người bất ngờ, tuy nhiên khi tìm hiểu kỹ vì sao Samsung dám đưa ra công bố này, chúng ta sẽ hiểu thời đại 8K đã đến. Tất cả là nhờ Trí tuệ nhân tạo - AI.

    Việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo, hay sử dụng công cụ máy học machine learning không phải là cách tiếp cận mới mẻ. Google đã cho máy học từ hàng triệu hình ảnh khác nhau để giúp smartphone có thể chụp ảnh xóa phông chỉ bằng camera đơn. Bản thân Samsung cũng “đào tạo” Bixby bằng cách học và quan sát hàng tỷ hình ảnh để có thể nhận ra vật thể, đồng thời đưa ra thông tin chi tiết về vật thể đó. Thế nhưng, ít công ty nào có bước đi kỳ lạ như Samsung khi mang Trí tuệ nhân tạo lên TV.

    Cả thế giới nói 8K chưa sẵn sàng nhưng đây là câu trả lời của người Hàn - Ảnh 5.

    Sử dụng con chip xử lý được coi là mạnh mẽ bậc nhất hiện nay - Quantum Processor 8K, chiếc TV QLED 8K được cho xem hàng triệu hình ảnh, video khác nhau để hiểu rằng trong từng trường hợp cụ thể thì hình ảnh sẽ hiển thị ra sao. Do đó, chỉ từ hình ảnh bình thường, không cần quá chi tiết, chiếc TV có thể tự phân tích, xử lý, làm mờ răng cưa, khử nhiễu, làm mịn… hình ảnh để biến độ phân giải từ nguồn phát trở nên gần với 8K nhất có thể. Bạn hoàn toàn có thể xem phim, video ca nhạc… với độ phân giải 8K mà không cần nội dung gốc phải là 8K.

    Cả thế giới nói 8K chưa sẵn sàng nhưng đây là câu trả lời của người Hàn - Ảnh 6.

    Bạn không thể phân biệt được sự khác nhau giữa độ phân giải 4K và 8K? Trên thực tế, 8K không phải là giới hạn cuối cùng. Não bộ của bạn có thể thấy nhiều hơn thế. Đây là nghiên cứu được thực hiện bởi Giáo sư Kyoung Min-Lee thuộc Đại học Quốc gia Seoul. Theo ông, 8K thậm chí còn chưa phải là giới hạn cao nhất. "Não bộ của bạn có thể thu thập thông tin tốt hơn độ phân giải kia nhiều".

    Cả thế giới nói 8K chưa sẵn sàng nhưng đây là câu trả lời của người Hàn - Ảnh 7.

    Khó khăn của việc truyền tải hình ảnh thực tế lên màn ảnh nằm chính tại giới hạn của công nghệ: ta chưa thể tái tạo hình ảnh chân thực 100%. Màn hình được tạo nên bởi hàng triệu pixel, sẽ có lúc những pixel lộ diện khiến hình ảnh không được chính xác, chân thực. Chúng được gọi là JND – Just Noticeable Differences, những điểm khác biệt có thể nhận ra. Ví dụ như một đường thẳng hiện ra trên màn ảnh sẽ rông hiện răng cưa, nhưng nếu nghiêng đường thẳng chỉ vài độ thôi, những răng cưa – những pixel tạo nên đường thẳng đó sẽ hiện hữu. Việc tăng độ phân giải lên cực cao sẽ khiến những khiếm khuyết trên màn ảnh dần mờ đi tới mức khó nhận biết. Lợi ích lớn nhất là gì? Đó là não bộ chúng ta sẽ không phải làm việc nhiều, như xem hình ảnh trên màn hình có độ phân giải thấp hơn.

    8K thực sự có lợi ích và khác biệt khi được xem trên màn hình có kích cỡ đủ lớn, từ 65 inch trở lên. Đó là lý do vì sao Samsung kiên định theo đuổi TV 8K với kích thước lớn suốt bao năm nay và có vẻ như tại CES 2019 lần này, với chiếc TV QLED 8K 98 inch, họ đã tìm thấy đáp án cuối cùng.

    Tags:
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ