Để một sinh vật có đủ bốn chân và cả đôi cánh bay, đó là chuyện không thể bởi cấu trúc sinh học của tất cả sinh vật có xương sống trên đời này đều không có đủ khớp xương hỗ trợ. Hơn nữa, nói “mother of wyverns” chắc chắn không hay bằng “mother of dragons”.
Đối với những khán giả theo dõi series phim truyền hình Game of Thrones, chắc chắn họ sẽ cảm thấy cực kỳ ấn tượng với tạo hình của những con rồng hung hãn và đáng sợ. Tuy nhiên, không ít khán giả phương Tây vốn quen thuộc với truyền thuyết loai rồng có cánh đã nhận ra một chi tiết hết sức thú vị và cũng đáng để bàn luận rằng: các con rồng trong phim di chuyển trên mặt đất bằng cả phần cánh của chúng, nên thực tế đó không phải là “rồng” (theo nghĩa: “dragon”), mà là loài “wyvern”.
Để hiệu được sự khác biệt, chúng ta phải khám phá một chút về lĩnh vực “thần thú học”, một chuyên ngành nghiên cứu về những sinh vật trong truyền thuyết, được tạo ra theo trí tượng tưởng của con người ở các mọi dân tộc khác nhau trên Trái Đất. Theo như truyền thuyết và sự tích dân gian thời kỳ Trung Cổ Châu Âu, “wyvern” được miêu tả là một sinh vật giống rắn với đôi cánh và thường có đuôi gai. Từ “wyvern” được lấy ở từ gốc Pháp “wyvere”, có hai nghĩa là “rắn độc” và “sự sống”. Về mặt biểu tượng, “wyvern” là một sinh vật đại diện cho chiến tranh, và là biểu tượng sức mạnh cho những người mang nó.
Nếu như theo đặc điểm miêu tả thông thường, “wyvern” dường như chả có gì khác với “dragon”, nhưng có một chi tiết lớn tạo ra sự khác biệt giữa hai loài này đó là: “wyvern” chỉ có duy nhất hai chân, còn “dragon” có tới bốn chân. Hai chi trước của “wyvern” đã được tiến hóa thành đôi cánh dơi với móng vuốt, dùng để bò dưới đất rất giống với trong Game of Thrones:
Còn ở loài “dragon” Châu Âu thông thường, chúng có đủ bốn chi và cả đôi cánh, tương tự như Toothless trong phim How to Train Your Dragon, hay Draco trong phim DragonHeart:
Về mặt hình thái học, Drogon, Rhaegal và Viserion trong Game of Thrones giống với “wyvern” hơn hẳn là “dragon”, nhưng thể loại giả tưởng hiện đại đã phá vỡ nhiều nguyên tắc truyền thống trong nhiều năm qua. Điển hình nhất như Smaug trong The Hobbit của nhà văn Tolkien, được rõ ràng miêu tả là một con “dragon”, nhưng lại mang đầy đủ đặc tính của một con “wyvern” khi được chuyển thể thành phim điện ảnh.
Tác giả của Game of Thrones, George R.R. Martin cũng để ý tới chi tiết này và có chia sẻ như sau trên trang blog cá nhân: “Dựa theo nguyên tắc của hình tượng học, ‘dragon’ có bốn chân và ‘wyvern’ có hai chân. Nhưng thực tế là hình tượng học không hề quan tâm tới sinh học và làm gì có ‘dragon’. Chúng ta có loài chim, có loài dơi và trước đây là có cả loài bò sát ngón cánh. Chúng là những hình mẫu để thiết kế nên một con ‘dragon’. Không có loài thú nào trong tự nhiên là có bốn chân và cánh cả.”
Ông Martin đã hoàn toàn đúng trong trường hợp này, bởi các đôi cánh thường được tiến hóa từ một cặp chi có sẵn. Để một sinh vật có đủ bốn chân và cả đôi cánh bay, đó là chuyện không thể bởi cấu trúc sinh học của tất cả sinh vật có xương sống trên đời này đều không có đủ khớp xương hỗ trợ. Hơn nữa, nói “mother of wyverns” chắc chắn không hay bằng “mother of dragons”.
Theo GameK / Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming