Các giáo sư đầu ngành chỉ trích việc tạo ra hai bé gái được chỉnh sửa gen là "vô nhân đạo"
Nếu những tuyên bố mới đây là đúng, nhà nghiên cứu Trung Quốc, He Jiankui đã có một thí nghiệm phi nhân tính, hết sức nguy hiểm.
- Các nhà nghiên cứu đã chỉnh sửa gen của chuột để khiến chúng không mơ được
- Khoa học tiết lộ, cấu trúc Gen có thể ảnh hưởng đến mức thu nhập của mỗi người
- Trông như kết quả của một cuộc tình ngang trái, hóa ra cô mèo đặc biệt này gặp vấn đề về gen
- NASA muốn biến đổi gen của phi hành gia thám hiểm sao Hỏa để giúp họ chống lại bức xạ gây ung thư
- Tổ chức chống doping thế giới đề xuất cấm chỉnh sửa gen, bắt đầu vào năm 2018
Tại Trung Quốc, giáo sư He Jiankui vừa tuyên bố hai bé gái sinh đôi vừa chào đời vài tuần trước đều sở hữu ADN đã được biến đổi từ khi hai bé còn là phôi thai. Hai bé gái có khả năng miễn nhiễm hoàn toàn với HIV. Tuyên bố của giáo sư đã được báo đài đưa tin, nhưng chưa có bằng chứng xác nhận cụ thể. Toàn bộ cộng đồng các nhà khoa học lên án, cho rằng hành động này là vô nhân đạo.
Những dự án biến đổi ADN như thế này bị cấm tại đa số các quốc gia trên thế giới.
Các thế hệ sau này
Việc chỉnh sửa gen có tiềm năng giúp chủ thể tránh khỏi bệnh tật, bằng cách thay đổi những đoạn mã phiền toái có sẵn trong gen. Thế nhưng các chuyên gia lo ngại rằng các thay đổi đó không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân được biến đổi gen, mà còn khiến những hậu duệ của cá nhân đó thừa hưởng những thay đổi đã được thực hiện.
Nhiều nước đề ra luật cấm chỉnh sửa gen, các nhà khoa học có thể nghiên cứu khía cạnh nhạy cảm này, nhưng chỉ được thực hiện trên các phôi thai đã bị loại bỏ hoặc bắt buộc phải tiêu hủy phôi thai ngay sau khi nghiên cứu xong, không được để phôi thai phát triển.
Những đứa trẻ được thiết kế bằng công nghệ
Thế nhưng giáo sư He Jiankui, theo học tại Đại học Stanford của Mỹ và làm việc tại một phòng thí nghiệm nằm tại Thâm Quyến nói rằng ông đã sử dụng thành công công cụ chỉnh sửa gen, tạo ra hai bé gái sinh đôi là "Lulu" và "Nana".
Trong video được nhiều nguồn tin đăng tải, giáo sư tuyên bố ông đã loại bỏ hoàn toàn gen CCR5, cho phép hai bé gái miễn nhiễm với HIV khi hai cô bé tiếp xúc với loại virus chết người. Ông cũng nói rằng dự án ông đang theo đuổi có mục đích tạo ra những đứa trẻ không còn bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, chứ không tạo ra những cá thể có màu mắt riêng biệt hay có IQ cao.
"Tôi hiểu rằng việc tôi làm sẽ gây nên nhiều tranh cãi, nhưng tôi tin rằng các gia đình đều cần tới công nghệ này, và tôi sẵn sàng hứng mũi chịu sào cho họ".
Giáo sư He Jiankui.
Nhiều tổ chức liên quan, bao gồm cả bệnh viện có liên kết với lời tuyên bố của giáo sư He Jiankui đều bác bỏ mọi liên quan tới dự án. Đại học Khoa học và Công nghệ Miền Nam Thâm Quyến nói rằng họ không hề biết tới dự án đầy tranh cãi, sẽ mở cuộc điều tra trên diện rộng về hai đứa trẻ và những công nghệ liên quan.
Các nhà khoa học khác nói rằng nếu như mọi tuyên bố là thật, giáo sư He Jiankui đã đi quá xa: ông đã thử nghiệm trên phôi thai khỏe mạnh mà không có cơ sở nào hậu thuẫn cho hành động của mình.
Giáo sư Robert Winston, giáo sư đầu ngành sinh sản tại Đại học Hoàng gia London nói: "Nếu đây là báo cáo giả, đây là hành động đi ngược lại với khoa học và thực sự vô trách nhiệm. Nếu đúng, đây vẫn là hành động phản khoa học".
Giáo sư Dusko Ilic, chuyên gia khoa học tế bào gốc tại Đại học King, London nói: "Nếu hành động này được cho là có nhân tính, thì rõ là cách nhìn nhận của những cá nhân liên quan khác biệt hoàn toàn với phần còn lại của thế giới". Ông Ilic cũng nói thêm rằng bệnh HIV hoàn toàn chữa được, nếu như có thể kiểm soát được việc lây lan bằng thuốc. Vậy nên không phải lo HIV sẽ truyền được sang đời tiếp theo để thực hiện dự án trên.
Đây là hành động hết sức liều lĩnh
Giáo sư Julian Savulescu, chuyên gia ngành đạo đức tại Đại học Oxford cho hay: "Nếu như mọi báo cáo là đúng, thì thí nghiệm này quả là không giống người. Những phôi thai kia hoàn toàn mạnh khỏe, không nhiễm chút bệnh gì. Bản thân việc chỉnh sửa gen đã mang tính thử nghiệm và có liên hệ với việc đột biến gen, rất có thể khiến vật chủ gặp vấn đề về gen, thậm chí có thể gây ung thư sớm".
Chuyên gia Savulescu còn nói thêm: "Thí nghiệm này đã đưa những đứa trẻ bình thường qua các mối nguy hiểm của việc chỉnh sửa gen mà chẳng có được những lợi ích thiết thực nào".
Tuy nhiên, những lời chỉ trích trên không có nghĩa việc chỉnh sửa gen sẽ bị cấm hoàn toàn. Sẽ tới một ngày những đứa trẻ được chỉnh sửa gen đi lại bình thường trên phố, nhưng để tới được ngày đó, cần rất nhiều biện pháp kiểm soát, cân nhắc và cần vô số thử nghiệm.
Ta biết rất ít về những hiệu ứng có thể có của việc chỉnh sửa gen. Điều đó không có nghĩa ta nên thực hiện thí nghiệm trên người thực và xem sau này mọi thứ tiến triển ra sao. Bất kì thí nghiệm nào như vậy cũng sẽ trái với đạo lý, vô nhân tính.
Tham khảo BBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI