Các nhà khảo cổ vừa xác định nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất, nếu được du hành thời gian cũng không ai dám đặt chân tới
Sa mạc Sahara hiện giờ không có quá nhiều loài vật sinh sống. Nhưng cách đây khoảng 100 triệu năm, nó từng cung cấp mái nhà êm ấm cho một số loài động vật nguy hiểm nhất Trái Đất, theo một nghiên cứu khảo cổ cho biết.
- Bãi đá cổ huyền bí ở Châu Phi khiến các nhà khảo cổ học 'đau đầu' vì không giải mã nổi
- Nhà khảo cổ học điêu khắc gương mặt của người thật sống hàng nghìn năm về trước, "đẹp từng milimet" khiến nhiều người bị lừa
- Những khám phá khảo cổ học này sẽ khiến chúng ta phải nhận định lại về quy mô và trình độ của nền văn hóa Maya
Các nhà khoa học quốc tế vừa tiến hành phân tích các hóa thạch tìm được ở phía Bắc vùng lãnh thổ Tây Sahara, thuộc thành hệ địa chất Kem Kem. Đây là một nhóm địa chất dọc biên giới giữa Ma-rốc và An-giê-ri, có địa tầng bắt nguồn từ kỷ Phấn trắng muộn và được xem là "thời kỳ bùng nổ" các loài thú ăn thịt.
Lúc đó, Sahara vẫn chưa phải là hoang mạc như bây giờ mà gần giống như rừng mưa nhiệt đới, với môi trường sống rất đa dạng và... kinh hoàng đối với con người. Nhóm nghiên cứu cho biết: "Hiện nay không có hệ sinh thái nào trên Trái Đất mà chứa đựng các loài động vật ăn thịt to xác như ở nhóm Kem Kem. Mặc dù chỉ giới hạn ở vùng Bắc Phi, nhưng Kem Kem có độ đa dạng sinh học vượt trội so với cả châu Phi hiện đại".
Ngày xửa ngày xưa, Sahara vẫn còn là rừng mưa nhiệt đới với đầy đủ các sinh vật dữ dằn thế này (Tranh: Davide Bonadonna)
Trên thực tế, các hóa thạch tìm thấy ở thành hệ địa chất Kem Kem đã được trưng bày ở khắp nơi trên thế giới, vì chúng nằm không quá sâu dưới lòng đất. Một vài mẫu hóa thạch có tuổi đời khoảng 100 triệu năm, tức là con người chưa bao giờ tiếp xúc với những sinh vật cổ xưa này và chắc chắn cũng không muốn có bất kỳ va chạm nào.
Tại sao ư? Bởi vì thành hệ địa chất Kem Kem được xem là "nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất, một tọa độ mà bất kỳ kẻ du hành thời gian nào cũng sớm bỏ mạng" - theo Phó giáo sư Tiến sĩ Nizar Ibrahim từ trường ĐH Detroit Mercy (Mỹ), cũng là trưởng nhóm nghiên cứu khảo cổ lần này, khẳng định.
Các hóa thạch của nhóm Kem Kem bao gồm các loài như khủng loang bạo chúa, dực long (thằn lằn có cánh), cá sấu thời cổ đại và nhiều loài "quái vật" sống dưới nước.
Khủng long Spinosaurus chuyên săn bắt cá là loài vật dữ tợn mà ngay cả trong mơ cũng không ai muốn đụng độ (Tranh: Davide Bonadonna)
"Nơi đó toàn những con thủy quái khổng lồ, là tổ tiên của cá vây tay và cá phổi ngày nay nhưng to gấp 4-5 lần" - giảng viên David Martill từ trường ĐH Portsmouth (Anh) thuộc nhóm nghiên cứu cho biết.
Ngoài ra, nhóm địa chất Kem Kem còn có "một loài cá nước ngọt với vẻ ngoài gần giống cá mập. Nó có tên khoa học là onchopristis, mõm tua tủa đầy gai như dao găm nhìn rất đáng sợ nhưng cũng óng ánh đẹp mắt" - giảng viên Martill nói thêm.
Con onchopristis (dưới cùng) chỉ giống như "cá vàng" so với những loài vật to kinh khủng vào thời cổ đại (Ảnh: Pinterest)
Những phát hiện nói trên trích từ công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí ZooKeys , hợp tác giữa các trường đại học ở Detroit, Chicago, Montana (Mỹ), Portsmouth, Leicester (Anh), Casablanca (Ma-rốc), Montreal (Canada) và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Paris (Pháp). Cuộc nghiên cứu này được xem là toàn diện nhất về chủ đề hóa thạch ở Sahara trong số các báo cáo từ năm 1936 đến nay.
(Theo news.com.au)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"