Các nhà khoa học chính thức xác nhận những vụ bùng nổ sóng vô tuyến nhanh tới từ Vũ trụ
Tưởng chừng như đây là một "sự thực hiển nhiên", nhưng đây là rút kinh nghiệm của 20 năm trước, khi ta đã có một vụ nhầm lẫn nghiêm trọng.
Gần một thập kỷ này, các nhà khoa học đã cố gắng giải mã một trong những bí ẩn lớn nhất của ngành thiên văn học: đó là nguồn gốc của hiện tượng những sóng vô tuyến cực mạnh được biết tới với cái tên bùng nổ sóng vô tuyến nhanh – fast radio burst (FRB).
Mặc dù chúng chỉ tồn tại trong vài giây thôi những những chùm sóng bùng nổ này lại tạo ra một lượng năng lượng khổng lồ, sáng hơn khoảng 1 tỷ lần so với bất cứ thứ gì ta biết trong Dải Ngân hà này, có vẻ những sóng này tới từ một nơi xa xôi nào đó nằm ngoài thiên hà của ta. Cho tới nay, 20 vụ bùng nổ sóng đã được phát hiện nhưng các nhà khoa học vẫn không chắc chắn được rằng chúng tới từ đâu và cái gì đã gây ra nó.
Nhưng giờ đây, họ đã bước một bước gần hơn tới việc vén bức màn bí ẩn ấy, họ đã gần loại bỏ được mọi nguồn có thể gây ra những vụ bùng nổ sóng vô tuyến tới từ Trái Đất, không thể nhầm lẫn được nữa rồi.
Có vẻ như điều này nghe như một sự thực hiển nhiên cần gì phải chứng minh dài dòng, nhưng thực tế lại không phải vậy. Khi mà ta chắc chắn được rằng những vụ bùng nổ sóng kia tới từ vũ trụ, hướng giải quyết cũng như nghiên cứu sẽ khác đi nhiều phần. Đừng quên rằng, hồi năm 1998, các nhà nghiên cứu tưởng rằng họ phát hiện ra một loại tín hiệu radio mới tới từ ngoài vũ trụ, để rồi 17 năm sau ta mới chứng minh được rằng nó tới từ một cái lò vi sóng đặt trong khu vực nghiên cứu.
Lý do tại sao mà giờ ta vẫn chưa tìm thấy nguồn gốc của những sóng FRB mạnh mẽ kia là vì ta thường sử dụng những kính viễn vọng vô tuyến có đĩa đơn, chúng có thể “nghe ngóng” được rất nhiều sự kiện vũ trụ nhưng lại chẳng đủ khả năng để xác định xem chúng tới từ đâu. Để vượt qua chướng ngại vật này và loại bỏ mọi nguồn gây nhiễu khác, các nhà khoa học đã sử dụng kính viễn vọng Molonglo tại lãnh thổ thủ đô của Khối thịnh vượng chung của Úc (Australian Capital Territory - ACT), một khu vực rộng 19.000 mét vuông.
Khu vực này rất rộng đồng nghĩa với việc nó sẽ là nơi lý tưởng để bắt tín hiệu của các sóng vô tuyến bùng nổ kia. Họ nghiên cứu kĩ dữ liệu mà Molonglo đã ghi lại để tìm dấu vết các sóng FRB – một công việc không mấy dễ dàng vì mỗi ngày, lượng dữ liệu mới được cập nhật thêm lên tới 1.000 TB. Họ tìm thông tin với niềm tin rằng NẾU như kính viễn vọng đã phát hiện ra tín hiệu ở đâu đó, CHẮC CHẮN tín hiệu ấy tới từ ngoài vũ trụ.
Công sức của họ cuối cùng cũng đã được đền đáp: họ tìm thấy dữ liệu ghi lại phù hợp với mô tả của những tín hiệu FRB thông thường, bằng chứng này cho thấy sóng vô tuyến bùng nổ nhanh không tới từ Trái Đất.
Đây mới chỉ là bước đầu nghiên cứu, bởi ta vẫn chưa biết gì về nguồn gốc của những chùm sóng mạnh mẽ này. “Lợi dụng sự thiếu hiểu biết” ấy, nhà vật lý học tại Harvard còn “đổ thừa” luôn cho người ngoài hành tinh là nguyên nhân tạo nên những sóng FRB ấy.
Ngoài ra thì, ta có ba ứng cử viên sáng giá nhất cho địa điểm phát ra những cụm sóng kia, đó là chòm sao Puppis và Hydra – ba điểm sáng trong ảnh dưới.
Lúc này đây, kính viễn vọng Molonglo đã được cập nhật thêm chức năng và dữ liệu mới, với mong muốn rằng nó sẽ tìm ra được những thông tin khả quan hơn trong tương lai và nếu may mắn, ta sẽ có thể biết chắc chắn được những FRB kia là thứ hiện tượng vũ trụ kì quái gì.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"