Các nhà khoa học Hàn Quốc đã phát minh ra loại vật liệu "Wolverine" giúp smartphone tự phục hồi vết nứt chỉ trong 30 phút
Vật liệu này được gọi là Elastomer và theo nhóm nghiên cứu chia sẻ thì nó có khả năng phục hồi các vết nứt theo nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ) khi phủ lên bề mặt thiết bị và đồng thời tăng gấp đôi sức chịu đựng của thiết bị dưới tác động mạnh.
Trước kia, Nokia rất nổi tiếng với việc sản xuất ra những chiếc điện thoại “cục gạch” cực bền, đó là bởi vì màn hình của nó được bao bọc bởi lớp vỏ cứng cáp. Ngày này, smartphone có phần màn hình rất lớn, đặc biệt là với tỷ lệ mới 18:9 cùng thiết kế màn hình không viền đã dẫn tới việc độ bền của chúng bị giảm đi đáng kể. Ngay lúc bạn đang đọc bài viết này, ai đó trên thế giới vừa lỡ tay làm rơi “dế yêu” của họ và làm vỡ màn hình của nó.
Tuy nhiên, điều này sẽ sớm thay đổi khi mà một đội ngũ các nhà nghiên cứu của Hàn Quốc đã phát triển ra một loại vật liệu có khả năng tự hồi phục, lấy tên là Elastomer, có thể “chữa lành” vết cấn, móp, xước và thậm chí là vỡ ngoài chỉ trong 30 phút.
Thông thường, elastomer là một loại polymer đàn hồi với lực liên kết phân tử rất yếu, số lượng mô-đun Young ít và có kết cấu phá hoại cao. Loại vật mới kia có độ đàn hồi cao gấp đôi, điều này đồng nghĩa với việc nó có khả năng chống vỡ kể cả dưới áp lực cao. Đây chính là vấn đề của các vật liệu tự phục hồi trong quá khứ. Elastomer có khả năng khôi phục các vết nứt nhẹ trong điều kiện phòng (khoảng 25 độ) và mất khoảng nửa tiếng khi được phủ lên bề mặt thiết bị và đồng thời tăng gấp đôi sức chịu đựng của thiết bị dưới tác động mạnh.
Đây không phải là lần đầu tiên ta được nghe về vật liệu tự hồi phục dành cho smartphone. Cuối năm ngoái, các nhà khoa học của Đại học Tokyo cũng đã giới thiệu một chất tương tự. Đầu năm 2017, những chuyên gia hóa học ở Đại học California và Đại học Colorado đã phát hiện ra một vật liệu “người sói” không chỉ tự lành trong 24 giờ mà có khả năng co dãn khiến nó to lên gấp 50 lần kích thước ban đầu. Tháng 8/2017, Motorola đã được cấp bằng sáng chế cho hợp chất nhựa-polymer “deadpool”. Phát minh thì nhiều đấy, dẫu vậy chắc chúng ta vẫn còn phải chờ một thời gian dài nữa mới thấy được chúng được đem lên smartphone.
Theo Gizmochina
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4