Các nhà khoa học khám phá ra loài rết mới dài 20cm, biết bơi và săn mồi dưới nước
Đây là loài rết đầu tiên có khả năng sống cả dưới nước lẫn trên cạn.
S. cataracta, loài rết mới sống ở khu vực Đông Nam Á, có thể phát triển tới độ dài 20 cm, nó có nọc độc và là loài rết đầu tiên trên thế giới có khả năng bơi lội.
George Beccaloni của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London là người phát hiện ra loài rết S. cataracta trong khi ông đi hưởng tuần trăng mật ở Thái Lan vào năm 2001. Mẫu vật của loài rết này nằm trong bộ sưu tập của bảo tàng trong nhiều năm bởi Beccaloni nghi ngờ khả năng sống trong nước của loài rết.
Tuy nhiên gần đây các đồng nghiệp của Beccaloni đã tìm thấy thêm hai mẫu vật của loài rết này tại Lào. Thử nghiệm DNA cho thấy đây là một loài rết mới. Một mẫu vật khác của loài rết này được thu thập tại Việt Nam vào năm 1928.
Có một tin vui là nọc độc của loài rết này không đủ để gây chết người. Nếu bị cắn nó chỉ gây đau đớn. Một cú cắn của S. cataracta có thể gây ra cơn đau lan truyền toàn bộ cánh tay hoặc chân nếu ngón tay hoặc ngón chân bị cắn. Cơn đau có thể kéo dài một hoặc vài ngày nhưng không để lại bất cứ tác dụng phụ nào khác.
Tham khảo National Geographic
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android