Mã vạch và QR code đã trở nên rất phổ biến và được đóng trên hầu hết các sản phẩm hiện nay. Một cách thức quản lý và giúp người mua kiểm tra được thông tin của sản phẩm.
Mã vạch và QR code đã trở nên rất phổ biến và được đóng trên hầu hết các sản phẩm hiện nay. Một cách thức quản lý và giúp người mua kiểm tra được thông tin của sản phẩm. Chưa dừng lại ở đó, một số nhà khoa học còn muốn đóng mã vạch lên cả các tế bào tinh trùng và trứng của con người.
Các nhà khoa học tại trường đại học Autonomous Barcelona đã thử nghiệm một thiết bị đóng mã vạch siêu nhỏ, mà có thể sử dụng trên kích thước của các tế bào. Các mã vạch này được làm bằng polysilicon và sử dụng mã nhị phân với 8 ký tự để đánh dấu lên các tế bào tinh trùng và trứng.

Nó sử dụng một cầu nối protein để có thể gắn chặt vào tế bào trứng. Đến khi tế bào trứng được thụ tinh và phát triển thành bào thai, các mã vạch sẽ tự động tách ra.
Mục đích của dự án này là nhằm giúp các bệnh viện quản lý tốt hơn trong việc thụ tinh nhân tạo. Từ các mã vạch có thể biết được đầy đủ thông tin của người hiến tặng các tế bào này. Nó cũng có thể được sử dụng để kiểm tra chất lượng của các tế bào.
Sau khi đã gắn mã vạch, các bác sĩ có thể kiểm tra lại thông qua một chiếc kính hiển vi có thể ghi lại hình ảnh. Sau đó mã nhị phân này sẽ được đọc và phân tích bởi một thiết bị đọc mã vạch cơ bản.
Hiện tại dự án này chưa được thử nghiệm trên người. Các nhà khoa học cho rằng, hiện tại công nghệ này có thể áp dụng ngay trong việc nhân giống các loài động vật. Như ngựa đua, mà yếu tố giống rất được coi trọng.
Tham khảo: Gizmodo
>>Các nhà khoa học lần đầu tiên nuôi được tinh trùng nhân tạo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Smartphone này giá dưới 6 triệu nhưng có Snapdragon 7+ Gen 2, màn hình OLED 144Hz, RAM 12GB, sạc nhanh 100W
realme GT Neo5 SE là mẫu smartphone hiếm hoi trong phân khúc giá chỉ 5-6 triệu đồng nhưng lại được trang bị một phần cứng vô cùng mạnh mẽ, cực kỳ phù hợp với các game thủ.
Mỗi thiết bị bán ra, Apple trả tiền bản quyền cho Arm chưa bằng...một ly nước mía