Các nhà khoa học phát hiện bên trong Trái Đất của chúng ta là những rặng núi hùng vĩ hơn cả Everest
Bằng những thông tin cũ và siêu máy tính mới, các nhà khoa học tiếp tục có những khám phá khiến chúng ta ngạc nhiên.
- Leo núi mạo hiểm xưa rồi, giờ bạn có thể leo núi bằng công nghệ thực tế ảo mà chẳng lo độ cao hay tai nạn nữa
- Giữa những núi rác thải điện tử khổng lồ, có bàn tay cặm cụi nhặt từng miếng kim loại để mưu sinh
- Giả thuyết rợn tóc gáy của vụ phun trào núi lửa Toba suýt chút nữa khiến nhân loại bị diệt vong
- Núi lửa Hawaii phun ra cả đá quý, mưa xuống cho người dân Hawaii tha hồ nhặt
- NASA sẽ nghiên cứu núi lửa dưới đáy biển Hawaii để tìm cách săn người ngoài hành tinh
Những bằng chứng khoa học mới chỉ ra sâu dưới chân chúng ta vài trăm kilomet, có những rặng núi ngầm sừng sững ngự trị, chiều cao phải ngang ngửa với dãy Himalayas hùng vĩ. Các nhà khoa học dựng lại bản đồ ngầm bằng dữ liệu lấy được từ cơn địa chấn mạnh xảy ra tại Bolivia năm 1994. Nghiên cứu đã được đăng tải trên Science.
Quyển manti là một trong những lớp bọc lấy lõi Trái Đất cấu thành từ đá silicat, kéo dài từ lớp vỏ ngoài cho tới tận lõi, làm nên 84% thể tích Trái Đất. Ở độ sâu khoảng 670 km, tồn tại vùng chuyển tiếp phân cách rõ ràng hai quyển manti trên và manti dưới. Dựa vào các bằng chứng chắc chắn như đá, các nhà khoa học có thể kết luận đá ở vùng này rắn đặc hơn rất nhiều, nhưng việc đọc bản đồ địa hình ở đây cực kỳ khó khăn.
Khám phá được bí mật của vùng chuyển tiếp, ta có thể giải thích được rất nhiều câu hỏi vốn vẫn tồn tại quanh hai quyển manti. Điều đó thôi thúc các nhà khoa học tìm tất cả những thông tin liên quan, nhằm tìm ra câu trả lời.
Một trong những cách "soi" xuống lòng đất là nghiên cứu các sóng địa chấn – những đợt sóng chạy xuyên qua được các lớp đất, xuất hiện trong những sự kiện rung chuyển Trái Đất như động đất hay chấn động của một viên thiên thạch từ trên trời rơi xuống.
"Phải có trận động đất lớn mới đủ sóng địa chấn đi qua được lớp manti hay tới được lõi Trái Đất, bị dội lại khi va vào vùng chuyển tiếp, xuất hiện lại trên lớp vỏ để ta đo đạc được", nhà địa vật lý Jessica Irving từ Đại học Princeton, cũng là tác giả nghiên cứu mới, nói với Motherboard.
Với danh xưng là "trận động đất lớn thứ hai lịch sử từng được ghi lại", tới tận 8,2 độ Richter, sự kiện địa chấn tại Bolivia năm 1994 là mục tiêu nghiên cứu tuyệt vời. Đội ngũ các nhà khoa học sử dụng siêu máy tính của Đại học Princeton để phân tích dữ liệu sẵn có, nhằm vẽ lại cấu trúc lòng đất một cách chính xác nhất có thể.
Những rặng núi ngầm dưới độ sâu 660km còn hùng vĩ hơn cả đỉnh Everest - nóc nhà của thế giới.
Khi dựng lại cấu trúc địa chất lòng đất, các nhà nghiên cứu không thể đưa ra độ cao chính xác của những đỉnh núi ngầm, chỉ có thể đưa ra ước đoán. "Chúng có cấu trúc địa hình to lớn hơn cả Dãy núi Rocky hay Dãy Appalachian", tác giả nghiên cứu Wenbo Wu so sánh dãy núi ngầm với những ngọn núi Bắc Mỹ.
"Tôi không thể cho con số chính xác", cô Irving nói, "nhưng những ngọn núi ngầm tại vùng chuyển tiếp còn cao hơn cả núi Everest".
Những dãy núi khổng lồ có thể đã được kiến tạo từ một phần đáy biển: các biến đổi địa chất qua năm tháng đã khiến đáy biển chìm sâu xuống, tới tận vùng chuyển tiếp hơn 660 kilomet so với mặt đất. Những hóa thạch quý giá có thể cho ta biết về quá trình phát triển của Trái Đất hẳn phải nằm đầy ở đó. Tiếp tục sử dụng sóng địa chấn và siêu máy tính, các nhà khoa học mong muốn tìm hiểu kỹ càng hơn về những dãy núi hùng vĩ nằm sâu dưới lòng đất.
"Tôi nghĩ những nghiên cứu tương lai sẽ cho ta biết thêm về những ngon núi ngầm, độ phân tán của chúng trên toàn Trái Đất", nhà nghiên cứu Irving khẳng định.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI