Các nhà khoa học tiến hành dự án 3 triệu USD tạo ra "robot trẻ em", có thể học tập và đặt ra mục tiêu cho bản thân

    Ntt13789,  

    Dự án được tài trợ hoàn toàn bởi Liên minh châu Âu

    Thế hệ tiếp theo của robot sẽ có thể học hỏi giống như một đứa trẻ hơn là một cỗ máy bình thường.

    Các nhà nghiên cứu ở Ý đã triển khai một dự án mới để phát triển những robot có thể tự học, sử dụng phương pháp máy học không giới hạn.

    Được gọi là “tự học không giới hạn dựa trên mục tiêu” (GOAL), dự án nhằm mục đích tạo ra các robot độc lập, có thể tự thiết lập các mục tiêu của chúng và tìm cách để đạt được các mục tiêu này nhờ sử dụng trí tuệ nhân tạo.

    Dự án robot IM-CLeVeR

    Máy móc có thể học hỏi là một bước tiến rất lớn trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo đã đánh bại được con người trong các trò chơi và có thể học cách lái xe mà không cần nhiều sự trợ giúp của con người.

    Mặc dù có nhiều tiến bộ, nhưng những nhiệm vụ đơn giản như quét dọn một căn phòng bừa bộn, xem ra vẫn còn khá trừu tượng đối với máy móc do có nhiều kiến thức cơ bản liên quan.

    Là một phần của dự án 3 triệu Euro, một nhóm nghiên cứu ở Viện Khoa học Nhận thức và Công nghệ thuộc Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Ý nằm ở Rome hi vọng có thể khắc phục được điều này bằng cách phát triển những robot có thể học hỏi giống như một đứa trẻ.

    Giám đốc Nghiên cứu, ông Gianluca Baldassarre, sẽ mang đến cùng lúc rất nhiều chủ đề được tập hợp lại để hình thành nên những cỗ máy có tính đổi mới.

    Ông nói với tờ Express: “Mục tiêu là tạo ra những robot có thể học một cách độc lập, thử nghiệm và đưa ra những kinh nghiệm giống như trẻ nhỏ từ 1 đến 2 tuổi. Sau đó, áp dụng chúng vào các kĩ năng mới có được.

    Hy vọng bằng cách cho phép máy móc tự lựa chọn mục tiêu, chúng sẽ tạo ra một cảm giác giả giống như sự tò mò, điều có thể giúp chúng tự dạy chính bản thân về thế giới.

    Ban đầu, một nhóm nghiên cứu ở Paris sẽ tập trung vào việc tìm hiểu xem trẻ em thiết lập các mục tiêu (cần phải học hỏi) như thế nào, từ đó làm rõ việc con người tự thúc đẩy bản thân học hỏi như thế nào.

    Họ sẽ mở rộng một dự án trước đây, tên là IM-CleVeR, nghiên cứu động cơ bên trong của quá trình học hỏi và sử dụng nguồn mở của robot iCub để làm phần cứng.

    Cùng với đó, hai nhóm khác ở Đức sẽ giải quyết phần cứng của dự án. Trong đó, một đội ở Frankfurt phát triển hệ thống “thị giác” và một “bộ não”, trong khi các chuyên gia robot ở Darmstadt sẽ tạo thành một nguyên mẫu.

    Trong một bài báo gần đây, Baldassarre và nhà nghiên cứu Vieri Giuliano Santucci đã giải thích: “Nếu sự tò mò và động cơ bên trong chính là nền tảng của sự thay đổi và khả năng thích ứng của con người, thì việc cấp cho trí tuệ nhân tạo các mô hình và thuật toán nhằm mô phỏng động cơ bên trong có thể giúp cho robot có được quá trình tự học độc lập không giới hạn mà không cần tới sự lập trình liên tục của con người hay sự huấn luyện.

    Dự án được tài trợ hoàn toàn bởi Liên minh châu Âu thông qua đề xuất Horizon2020.

    Hy vọng rằng các robot Mục tiêu sẽ có thể vượt qua những vấn đề đang làm các máy móc hiện nay phải lúng túng, cho phép chúng học hỏi và thích nghi với bất kỳ điều kiện nào.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ