Các nhà khoa học vừa "crack" được mã code một virus đặc biệt, từ đó họ sẽ tạo ra vắc-xin chống ung thư
Nghiên cứu cung cấp phân tích chi tiết đầu tiên về cấu trúc của virus Ad26 trong phức hợp với thụ thể mới được phát hiện của nó.
Lần đầu tiên, cơ chế lây nhiễm tế bào người của một loại virus có tên là Adenovirus type 26 (Ad26) đã được các nhà khoa học tại Trường Y khoa Đại học Cardiff giải mã. Nếu bạn chưa biết, Ad26 là chủng virus đã được con người thuần hóa để biến thành nhiều loại vắc-xin.
Ở dạng tự nhiên, virus này có thể lây nhiễm con người và gây suy hô hấp nặng, thậm chí dẫn đến tử vong. Nhưng các nhà khoa học đã tìm ra cách lợi dụng nó trở thành thành phần chính trong các loại vắc-xin chống lại nhiều căn bệnh chết người.
Ngay lúc này, một loại vắc-xin dựa trên Ad26 hiện đang được triển khai ở Châu Phi để chống lại dịch Ebola. Tuy nhiên, cho đến nay, khoa học vẫn chưa hiểu làm thế nào những con virus này hoạt động bên trong cơ thể con người, và điều gì khiến nó trở thành một loại vắc-xin tốt đến vậy?
Các nhà khoa học vừa "crack" được mã code một loại virus đặc biệt, họ nghĩ nó sẽ giúp tạo ra vắc-xin chống ung thư
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances, cung cấp phân tích chi tiết đầu tiên về cấu trúc của virus Ad26 trong phức hợp với thụ thể mới được phát hiện của nó.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Ad26 sử dụng một loại đường được tìm thấy trên bề mặt của hầu hết các tế bào, để xâm nhập và nhiễm vào bên trong tế bào người", Alexander Baker, nhà nghiên cứu dẫn đầu nhóm tại Trường Y khoa Đại học Cardiff cho biết.
"Trước đây, cộng đồng khoa học tin rằng Ad26 đã sử dụng một loại protein có tên CD46 để lây nhiễm tế bào. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điều này cực kỳ khó xảy ra và đưa ra một lời giải thích khác".
Bằng cách tìm hiểu quá trình lợi dụng phân tử đường trên bề mặt tế bào của Ad26, nhóm nghiên cứu tin rằng họ đã mở ra một nhánh nghiên cứu mới với rất nhiều ứng dụng. Virus Ad26 thuần hóa có thể tiếp tục được khai thác để tạo ra nhiều loại vắc-xin hiệu quả hơn, chống lại các bệnh truyền nhiễm thậm chí cả ung thư.
"Chúng tôi biết một loại vắc-xin dựa trên Ad26 đã thể hiện tiềm năng hứa hẹn khi đối phó với các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng, như Ebola", Alexander cho giải thích.
"Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta biết rất ít, nếu không muốn nói là không hề hiểu được quá trình hoạt động của virus này, khi nào nó có thể là một vắc-xin khi nào sẽ là một mầm bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi đã cung cấp câu trả lời mới cho câu hỏi đó".
Mô hình phân tử đường liên kết với virus Ad26 trong phức hợp mới được phát hiện
Nhóm nghiên cứu của Alexander bây giờ đã thiết lập được một mô hình xâm xập và lây lan của Ad26 vào tế bào người. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học khác và các bác sĩ lâm sàng nhắm mục tiêu vào vị trí gắn phân tử đường để phát triển thuốc hoặc vắc-xin mới.
"Việc 'crack' được mã code của virus đã chứng minh tầm quan trọng của việc hiểu cách thức hoạt động hiệu quả của vắc-xin dựa trên virus, thứ bảo vệ chúng ta chống lại các bệnh nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng", Alexander nói.
Chưa dừng lại ở đó, công việc tiếp theo nhóm nghiên cứu của ông nhắm đến còn hấp dẫn hơn nữa. Alexander cho biết những khám phá này sẽ được ứng dụng để phát triển các loại vắc-xin dựa trên vi-rút để chống lại ung thư.
Vắc-xin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại các tế bào khối u khi chúng phát triển. Hướng nghiên cứu này giống với liệu pháp miễn dịch, hiện đang là một lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu ung thư đặt nhiều kỳ vọng.
Tham khảo Cardiff
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4