Theo nghiên cứu từ đại học MIT, các nghiên cứ khoa học trong tương lai sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ thư viện nguồn mở Wikipedia.
Hãy quên đi những gì bạn nghe thấy ở trường học, nghiên cứu của MIT chứng minh Wikipedia sẽ trở thành một nguồn kiến thức khoa học hữu dụng.
Wikipedia là một nguồn khá tốt cho các nhà khoa học, ngay cả khi giáo sư sinh học không chấp nhận cho bạn dẫn chứng các kiến thức từ đó cho bài báo của mình.
Các nhà nghiên cứu ở MIT và Đại học Pittsburgh hôm nay đã công bố một bài báo cho thấy mối tương quan trực tiếp giữa thông tin được cung cấp trên Wikipedia và khả năng chúng được tham khảo trong các tài liệu khoa học tương lai như thế nào.
Nhiệm vụ cốt lõi của các nhà nghiên cứu là xác định xem tài liệu từ một kho lưu trữ lớn như Wikipedia có mang lại lợi ích hữu hình cho mình hay không.
Trong thông cáo báo chí của mình, Giáo sư Neil C. Thompson thuộc trường Sloan tại MIT cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các nhà khoa học đang sử dụng Wikipedia và nó ảnh hưởng đến cách họ viết về vấn đề họ đang nghiên cứu. Wikipedia không chỉ là một kỷ lục của những gì đang xảy ra trong khoa học, nó thực sự giúp đỡ để hình thành khoa học”.
Để xác định được điều này, họ tiến hành một cuộc thử nghiệm, nơi họ đã lấy một số lượng lớn các bài báo học thuật và chia nhỏ chúng. Một phần họ đã đăng lên Wikipedia trong khi phần kia bị giữ lại. Sau một khoảng thời gian, họ có thể xác định rằng các bài báo trên Wikipedia không chỉ ảnh hưởng đến các công trình được xuất bản sau đó mà nội dung trên Wikipedia còn xuất hiện với tỷ lệ mỗi 200 từ trên các công trình được công bố.
Các nhà khoa học thừa nhận có những thách thức liên quan đến nghiên cứu này: họ không thể sử dụng phương pháp truyền thống để thu thập dữ liệu vì hầu hết các nhà khoa học sẽ không trích dẫn Wikipedia như một nguồn.
Đại học MIT thậm chí còn không cho phép sinh viên sử dụng Wikipedia như là nguồn cho “kiến thức phổ thông”.
Khi thông tin được đăng lên một nguồn mà ngay cả các quốc gia kém phát triển cũng có quyền truy cập - trái với việc dựa vào các chương trình của chính phủ hay trường đại học - lợi ích có thể đo được trong vòng vài tháng.
Dù các bài viết xuất bản trên Wikipedia có thể được trả tiền bởi các tổ chức hay trường học đứng phía sau nhưng rõ ràng tất cả chúng ta đều có lợi khi các nghiên cứu được chia sẻ.
Tham khảo: Thenextweb
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín