Các nhà sản xuất Ultrabook Đài Loan lo lắng về nguy cơ bị cấm bán tại Mỹ vì Apple

    Leopard, Leopard 

    Mọi thứ bắt đầu với cụm "bản quyền thiết kế hình giọt nước" trên Macbook Air (MBA).

    Sau khi chính phủ Mỹ thông qua việc công nhận bản quyền thiết kế laptop hình nêm (wedge) hoặc giọt nước (teardrop) cho Apple, nhiều nhà sản xuất (NSX) Ultrabook (UB) trên thế giới đã bắt đầu lo ngại về một cuộc đối đầu "sống mái" với Apple, mà chiến trường chính sẽ là đất Mỹ. Phần đông các NSX này đến từ một đồng minh thân cận của Mỹ, Đài Loan.

    Mẫu thiết kế giọt nước trên MBA.

    Hôm 03-07 vừa qua, các quan chức chính phủ Đài Loan lên kế hoạch gặp mặt với nhiều NSX PC của xứ này, nhằm thảo luận về việc chính phủ Mỹ thông qua bản quyền thiết kế trên của Apple và các hệ luỵ của nó lên bọn họ. Đài Loan được xem là đất nước sản xuất ra nhiều PC / linh kiện nhất sau Mỹ với hàng loạt thương hiệu lớn từ bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng như Acer, ASUS cho đến cung cấp sản phẩm cho hãng khác (OEM) như Compal, Hon Hai (có thương hiệu con là Foxconn). Khá nhiều sản phẩm của nhiều thương hiệu như Dell, HP được các hãng OEM này gia công cho. Ngay bản thân các sản phẩm phần cứng của Apple cũng được nhiều hãng này gia công thay.

    Trong khi đó, Apple với "truyền thống" bản quyền và kiện tụng, đã gây không ít sóng gió trên thị trường ICT toàn cầu. Gần đây nhất là các vụ đấu đá với Samsung, Google. Một số vụ Apple chiến thắng đã khiến doanh số của Samsung bị sụt giảm vì các lệnh cấm bán do toà án các nước đặt ra. Điều này đã dấy lên lo ngại rằng Apple "nếu cần thiết" sẽ đệ đơn lên các toà án của Mỹ nhằm tìm kiếm một lệnh cấm nhập khẩu các mẫu UB có kiểu dáng giọt nước như MBA. Chúng có thể là các sản phẩm của Acer, ASUS, Dell, HP... và bất kể là thương hiệu Mỹ hay Đài Loan thì đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc sản xuất của các hãng gia công "ngoại quốc" này.

    Nhiều model UB có kiểu dáng tương tự MBA.

    Bản quyền mà Apple được thông qua có hiệu lực kéo dài 14 năm. Trong giới công nghiệp ICT, khoảng thời gian này đủ dài để không NSX nào khác có thể duy trì tái sản xuất trong trường hợp lệnh cấm được ban hành. Hay nói cách khác, toàn bộ dây chuyền sản xuất các mẫu UB dạng giọt nước sẽ bị phá sản. Wang Mei-hua, tổng giám đốc Văn phòng Bản quyền thuộc Bộ Kinh tế Đài Loan, nói trên thông cáo: "Chúng ta cần chia sẻ thông tin giữa các NSX Đài Loan trong trường hợp Apple có hành vi đối đầu".

    Mục tiêu của hội nghị lần này nhằm tìm ra giải pháp nếu Apple thực sự có bước đi "hiếu chiến". Có nhiều giải pháp được đề ra. Một trong các cách là họ sẽ phải xem xét thay đổi lại mẫu thiết kế. Một hướng khác là trong tình huống tệ hơn, họ có thể yêu cầu chính phủ Mỹ xem xét lại việc cấp bản quyền cho Apple. Vì bản thân Đài Loan là một đối tác thân cận cả về chính trị lẫn quân sự và kinh tế với Mỹ. Việc bảo hộ một thương hiệu nội địa nhưng lại gây ra rạn nứt quan hệ đồng minh không phải là cách hay cho Mỹ (một quốc gia đi lên nhờ mạng lưới đồng minh rộng lớn trên toàn cầu).

    Đài Loan là một trong các đồng minh chiến lược của Mỹ.

    Thị trường UB toàn cầu dự kiến sẽ chiếm 12% tổng thị trường laptop trong nửa sau 2012 này, với tổng giá trị các model giá rẻ lên đến 800 tỷ USD.

    Tham khảo Central News Agency.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày