Nhân viên là yếu tố quyết định thành công của mọi doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp không những thu hút được nhân tài mà còn giữ chân họ lâu dài?
Theo Lynn Taylor, chuyên gia nghiên cứu về môi trường làm việc quốc gia đồng thời là tác giả của cuốn sách “Thuần hóa bạo chúa nơi công sở: Làm thế nào đối phó ông sếp trẻ con và thành công trong công việc” (Tame Your Terrible Office Tyrant: How to Manage Childish Boss Behavior and Thrive in Your Job) thì để phát triển bền vững, các doanh nghiệp không chỉ phải tập trung vào việc phát hiện mà còn cần chú trọng vào việc thu hút, giữ chân các nhân viên giỏi.
Việc thay thế nhân viên tốn kém hơn nhiều so với tưởng tượng của lạnh đạo . Cụ thể, "Tony Hsieh, giám đốc điều hành của Zappos ước tính những quyết định tuyển dụng kém khôn ngoan của ông đã khiến công ty này tổn thất hơn 100 triệu đô”.
“Mọi việc còn có thể trở nên tệ hơn khi nhân viên giỏi bạn dày công bồi dưỡng chuyển sang làm việc cho đối thủ. Hơn nữa, mỗi khi có nhân viên thôi việc, tinh thần của các nhân viên ở lại bị tác động không nhỏ, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc chung của cả nhóm. Thay vì tập trung vào các dự án kinh doanh phát triển công ty, bạn lại phải phí thời giờ cho việc tuyển dụng và đào tạo lại từ đầu cho các nhân viên mới ”
Cùng tham khảo một số cách giữ chân nhân viên dưới đây:
1. Thể hiện sự tôn trọng nhân viên đúng cách
Theo Taylor, tôn trọng nhân viên là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để giữ chân nhân viên giỏi ở lại với doanh nghiệp.
“Khi bạn cư xử một cách chuyên nghiệp và đối đãi thật lòng với nhân viên của mình, họ sẽ có động lực để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Đồng thời, nếu bạn tôn trọng nhân viên, dĩ nhiên họ cũng sẽ dành cho bạn một sự kính trọng nhất định.”
Ngay cả khi rất yêu công việc hiện tại và được trả lương cao, nếu các nhân viên cảm thấy không được tôn trọng, họ sẽ không làm việc lâu dài cho doanh nghiệp. “Khi cảm thấy bản thân không được tôn trọng, thậm chí bị coi thường, các nhân viên sẽ không rời đi một cách đơn giản mà có thể còn tìm cách trả đũa doanh nghiệp.”
2. Đừng can thiệp quá sâu vào công việc của cấp dưới
Kerr chia sẻ rằng việc duy nhất bạn cần làm sau khi đã hoàn tất quá trình tuyển dụng và huấn luyện nhân viên là để họ tự do trong công việc, tuyệt đối tránh làm họ mất tập trung hay mất hứng làm việc.
“Bạn nên trực tiếp hỏi nhân viên của mình xem điều gì khiến họ cảm thấy mất hứng trong công việc. Chính những chiêu trò tiêu cực tranh giành lợi ích trong doanh nghiệp, thái độ quan liêu, hách dịch của lãnh đạo hay việc can thiệp quá sâu vào công việc của nhân viên đã khiến các nhân viên giỏi không muốn ở lại cống hiến cho doanh nghiệp.”
3. Trở nên đáng tin cậy
Taylor cho biết: “Trung thực, thật thà và minh bạch là những tiêu chí chọn nhân viên của bạn. Tương tự, các nhân viên cũng mong chờ điều tương tự từ sếp của họ. Khi có những điều không hay xảy đến, các nhân viên thà biết được sự thật phũ phàng còn hơn là bị bưng bít thông tin” .
4. Hãy giữ vững lập trường
Taylor cũng nói thêm, nếu các nhân viên của bạn đã định hướng được mục tiêu phát triển sự nghiệp và chắc chắn rằng mục tiêu ấy không dễ dàng thay đổi thì họ sẽ dôc hết sức làm việc để đạt được chúng.“Khi các nguyên tắc thay đổi, trở nên khó hiểu và bất công, các nhân viên sẽ rời bỏ bạn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi sự trợ giúp đắc lực từ họ”.
5. Yêu cầu nhân viên chia sẻ ý tưởng của họ
Khi bạn trưng cầu ý kiến của nhân viên cũng đồng nghia với việc bạn đang truyền đi một thông điệp tới các nhân viên của mình rằng “Bạn ở đây để đóng góp ý tưởng cho công việc”. Điều này cũng cho nhân viên của bạn thấy được bạn quý trọng trí thông minh, kinh nghiệm cũng như óc phán đoán của họ. Kerr cũng nói thêm: “Trên thực tế, đó là cách đơn giản và hiệu quả nhất để các nhân viên của bạn biết rằng thực lực của họ được công nhận, tuy nhiên, chẳng mấy sếp làm được điều này. Khi các nhân viên không cảm thấy mình được quý trọng, họ sẽ bỏ việc. Do đó, nếu muốn nhân viên thấy được bạn thực lòng quý trọng họ, hãy khuyến khích các nhân viên bày tỏ, đóng góp ý tưởng”.
6. Trân trọng mọi sáng kiến của nhân viên
Kerr khuyên rằng bạn đừng chỉ hỏi ý tưởng của các nhân viên rồi để đấy mà hãy “hiện thực hóa chúng”. Một khi nhân viên của bạn cảm thấy những ý kiến của họ thực sự có ảnh hưởng tới công việc chung, động lực làm việc của họ sẽ tăng vù vù.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming