Có nhiều mặt hàng ra đời trên đất Ý để phục vụ cho những khách hàng thích cái dòng chữ “Made in Italy”.
Những ngày mùa thu nắng vàng tuyệt đẹp tại thủ đô Roma, Italy, khách du lịch đến các địa điểm của thủ đô Roma như Đấu trường La Mã, Đền Pantheon, nhà thờ thánh Peter hay bảo tàng Vatican.
Dù họ có phải xếp hàng đến 3,4 tiếng dưới trời nắng nóng và trả số tiền vào cửa không hề ít, nhưng ai cũng vui vẻ và cố gắng kiên nhẫn.
Sự phù phép tài tình của người Trung Quốc
Sau khi thưởng thức những giá trị văn hóa giàu có trong các địa danh của Ý, họ quay ra ngoài, giờ đã đến lúc mua đồ lưu niệm. Dù đồ lưu niệm không hề rẻ, nhưng khách hàng không khỏi suýt xoa khi mà khác với Nhật hay Pháp nơi họ phải mua rất nhiều đồ lưu niệm mang phong cách Nhật, Pháp nhưng lại là hàng “Made in China”, chứ không phải “Made in Italy”.
Người bán hàng luôn miệng quảng cáo đây là hàng được sản xuất tại Ý bởi những nghệ nhân người Ý. Chính vì vậy, khách phải chấp nhận mua giá cao cũng là điều dễ hiểu, và khách chấp nhận điều đó. Tuy nhiên đằng sau nó có một sự thật mà ít người ngờ đến.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ người Trung Quốc đến Ý tăng đột biến. Không tính những người Trung Quốc nhập cư trái phép vào Ý, người Trung Quốc đến Ý từ nhiều thế hệ trước, người mang quốc tịch Ý nhưng là gốc Trung Quốc, thì chỉ riêng 10 năm trở lại đây, nước Ý đã đón nhận đến 320 nghìn người Trung Quốc. Khi đi đến bất kỳ đâu, người Trung Quốc cũng rất nổi tiếng trong việc làm ăn kinh doanh.
Họ thành lập nên những cửa hàng mang phong cách Trung Quốc nhưng cung cấp đủ loại đồ ăn, vật dụng, họ lập nên nhiều khu phố Tàu rất đặc sắc. Và tất nhiên, với sự nhanh nhạy của mình, họ cũng kinh doanh đồ lưu niệm.
Nhiều năm trước, đồ lưu niệm chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc và bán tại Ý với giá rẻ nhưng khách vẫn không thích. Anh Liu Minkang, một người Trung Quốc sống tại Ý đã nhiều năm, cho biết như vậy. Họ tốn quá nhiều công đặt làm ở Trung Quốc, rồi lo nhập khẩu từ Trung Quốc sang Ý và bán hàng mà hàng không được chuộng.
Và cuối cùng, để chiều lòng khách, người Trung Quốc đã nghĩ ra việc: tại sao họ không đưa người Trung Quốc sang cho làm việc với giá rẻ và sản xuất ra hàng lưu niệm ghi Made in Italy (sản xuất tại Ý) nhưng “Made by Chinese” (Làm bởi người Trung Quốc).
Thế là hàng chục, hàng trăm xưởng sản xuất đồ lưu niệm như thế được ra đời trên đất Ý để phục vụ cho những khách hàng thích cái dòng chữ “Made in Italy”. Nhưng trong quá trình sản xuất, họ có đảm bảo tiêu chuẩn Ý về màu nhuộm, chất liệu hay không thì đó là chuyện khác.
Hoặc bằng cách khác, họ mua bán thành phẩm từ Trung Quốc sau đó nhập vào Ý và chỉ hoàn thành nốt vài công đoạn cuối cùng, cũng dập chữ “Made in Italy”. Tất nhiên hàng “Made in Italy” bán giá cao gấp 4-5 lần so với trước đây là hàng “Made in China”.
Khi người Trung Quốc không còn tự hào về chữ “Made in China”
Vấn đề muốn xóa nguồn gốc xuất xứ cho hàng Trung Quốc không chỉ diễn ra trong quy mô nhỏ của một cộng đồng người Trung Quốc tại Ý, mà ở khắp nơi trên thế giới, người Trung Quốc đều cố gắng để hàng hóa sản xuất ra. Bản chất vẫn là do người Trung Quốc tạo ra nhưng lại mang những cái mác xuất xứ mỹ miều như “Made in France”, “Made in Italy”.
Gần đây, báo chí châu Âu rộ lên câu chuyện đại diện một công ty sản xuất lông vũ của Trung Quốc đã bằng mọi hình thức bao gồm viết email, gọi điện thoại đường dài quốc tế liên lạc để thuyết phục bằng được một công ty Pháp bán chứng nhận xuất xứ cho họ.
“Họ gửi cho tôi dễ đến hơn 20 cái email suốt trong nhiều tuần dù tôi đã liên tiếp trả lời rằng công ty tôi không có chính sách bán chứng nhận xuất xứ. Sau đó, họ chuyển sang gọi điện vào máy bàn công ty tôi chỉ để hỏi về chứng nhận xuất xứ”, ông Jean Philippe Catusse, Chủ tịch Công ty lông vũ Interplume của Pháp kể lại.
Tuy nhiên không phải công ty châu Âu nào cũng có lương tâm như Interplume. Chính vì thế nên mới có tình trạng đã có rất nhiều vụ việc sản phẩm lông vũ được dán mác sản xuất tại châu Âu nhưng lại bị phát hiện chất lượng rất kém. Đến khi kiểm định, họ phát hiện ra lông vũ bên trong nhiều khả năng do Trung Quốc sản xuất bởi các đặc tính tương đồng về chất lượng giống như hàng Trung Quốc.
Có lý do để tin vào khả năng trên bởi sau khi thuyết phục Interplum mãi mà công ty không chịu bán giấy chứng nhận xuất xứ, đại diện của công ty Trung Quốc đã bực tức phàn nàn rằng Interplum đang quá làm cao và họ đã mua được rất nhiều chứng nhận xuất xứ của nhiều công ty châu Âu khác nhau,. Thậm chí đại diện công ty lông vũ Trung Quốc còn chụp được cả ảnh hàng bao tải giấy chứng nhận xuất xứ châu Âu mà công ty anh ta đã có được.
Theo Trí thức trẻ/CafeBiz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"