Cách tính tuổi kỳ lạ ở Hàn Quốc: Có những em bé mới sinh bỗng nhiên đã trở thành trẻ 2 tuổi
Bất chấp việc vẫn áp dụng cách tính tuổi đã có từ lâu đời, nhiều người Hàn cảm thấy thật phiền toái.
Khi chỉ còn 2 tiếng nữa là đến giao thừa đêm 31/12/2018, bé gái của Lee Dong Kil chào đời. Rồi vào thời khắc giao thừa, em đã ngay lập tức trở thành trẻ 2 tuổi dù chỉ vừa chào đời mấy tiếng trước.
Tại sao vậy? Đó là do cách tính tuổi theo truyền thống xứ sở kim chi. Vào ngày em bé chào đời đã được tính ngay là 1 tuổi. Và khi bước sang năm mới, em bé lại được cho là bước sang 1 tuổi mới nữa. 1 1 thì bằng 2, thế thôi.
Sau vài tiếng, bé gái họ Lee của cặp đôi Hàn Quốc đã... 2 tuổi rồi! (Ảnh: AP)
Nhưng điều đáng nói là chưa ai lý giải đầy đủ về cách tính tuổi độc đáo của Hàn Quốc, dù cho có một vài giả thiết như sau:
Ngày em bé chào đời đã được tính là 1 tuổi, có lẽ vì người ta tính luôn cả thời gian 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ. Hoặc là do hệ thống số đếm của người Á Đông thời cổ không có khái niệm về số 0.
Còn về việc năm mới là bước sang tuổi mới, có lẽ do ảnh hưởng của hệ thống Can Chi 60 năm mà nhiều nước châu Á sử dụng. Với cách tính theo âm lịch như thế này, người ta chỉ quan tâm nhất về năm và xem nhẹ về ngày, tháng. Điều đó giải thích vì sao vào thời khắc "Quả Đất" thêm 1 tuổi mới thì con người cũng vậy. Đây là ý kiến của Hướng dẫn viên cao cấp Jung Yonhak làm việc tại Bảo tàng Dân gian Hàn Quốc.
Bố mẹ người Hàn nào sinh con vào tháng 12 cũng rất trăn trở (Ảnh: AP)
Bất chấp việc vẫn áp dụng cách tính tuổi đã có từ lâu đời, nhiều người Hàn cảm thấy thật phiền toái.
Ví dụ như phụ huynh Lee Dong Kil có con gái chào đời vào 22h ngày 31/12/2018. Chỉ trong vài giờ đồng hồ, Lee nhận được "cơn mưa" lời chúc mừng từ người thân, họ hàng và bạn bè. Họ gọi khi bé được 1 tuổi, rồi một lát sau lại gọi điện để mừng... sinh nhật lần thứ hai.
Một ông bố tên Ahn Chang-gun thì cảm thấy "trống trải, hụt hẫng" vì cách tính tuổi theo truyền thống. Con anh cũng chào đời vào tháng 12. Ông bố nói: "Con trai đầu lòng là điều rất thiêng liêng với vợ chồng tôi. Nhưng bé bước qua tuổi thứ 2 nhanh quá, chúng tôi đã kịp làm gì cho con giữa các lần 'sinh nhật' ấy đâu".
"Chưa kịp làm gì cho con mà nó đã... 2 tuổi!" (Ảnh: AP)
Nhìn chung, hiện giờ người Hàn Quốc nào cũng có 2 con số tuổi - tuổi quốc tế và tuổi Hàn Quốc. Điều này khiến không ít người cảm thấy khó chịu, e ngại bạn bè quốc tế sẽ cảm thấy rối bời khó hiểu. Theo phóng viên hãng tin AP, họ luôn phải hỏi người Hàn mà mình gặp khi tác nghiệp, rằng anh/chị sinh vào ngày tháng năm nào để.... tính ra số tuổi đúng theo "cách quốc tế".
Vào tháng 1/2019, một quan chức họ Hwang đã kiến nghị bỏ cách tính tuổi truyền thống. Theo ông, cách này đã lạc hậu, "phí phạm" số tuổi và không còn phù hợp trong xã hội Hàn Quốc hiện đại, phát triển vượt bậc.
Nhiều người dân bày tỏ sự ủng hộ với đề xuất này. Ví dụ như cô Choi Min Kyung - sếp nữ của một công ty lữ hành. Cô Choi 26 tuổi theo cách tính phương Tây, nhưng đã 28 tuổi theo cách tính truyền thống.
Cô Choi nghĩ rằng, tính tuổi theo quốc tế để số tuổi giảm đi thì tốt hơn (Ảnh: AP)
"Thật tốt nếu bây giờ bỏ đi cách tính tuổi kiểu xưa. Như vậy tôi sẽ trẻ ra 2 tuổi, một lợi thế lớn để... hẹn hò qua mạng. Giữa 26 tuổi với 28 tuổi là sự cách biệt khá lớn đấy" - trích chia sẻ nửa đùa nửa thật của cô Choi.
(Theo AP)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI