Cái nhìn rõ nét nhất về nền tảng di động - Từ quá khứ đến tương lai
Theo thời gian thì công nghệ máy tính ngày càng triển mạnh và đi kèm với đó là nền tảng di động ngày càng được chú trọng hơn khi mà smarpthone, tablet rồi smartwatch và smartwrist được ra mắt. Vậy đâu là lý do cho xu hướng này và liệu nó có điểm dừng hay không? Hãy cùng tìm hiểu.
Ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc cách mạng công nghệ thì người ta đã vắt óc để tìm ra phương pháp thu nhỏ dần những chiếc máy tính khổng lồ thế hệ đầu tiên, đó chính là ý tưởng để sản sinh ra nền tảng di động ngày nay. Theo thời gian thì công nghệ máy tính ngày càng triển mạnh và đi kèm với đó là nền tảng di động ngày càng được chú trọng hơn khi mà smartphone, tablet rồi smartwatch và smartwrist được ra mắt. Vậy đâu là lý do cho xu hướng này và liệu nó có điểm dừng hay không? Hãy cùng tìm hiểu.
Từ máy tính khổng lồ đến smartphone...
Vào tháng 2/1946, John Presper Eckert Jr. và John W. Mauchly đã giới thiệu chiếc máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới. Chiếc máy tính ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Computer) của họ có khả năng xử lý được 5000 phép tính cộng trong mỗi giây, nhanh hơn bất cứ thiết bị nào ở thời điểm đó.
Chiếc máy tính điện tử ENIAC.
Các nhà khoa học biết rằng họ đã tạo ra một thứ có thể làm thay đổi lịch sử, giáo sư Irving Brainerd của ĐH Pennsylvania thậm chí đã có lần ước tính rằng trong suốt 80223 giờ hoạt động của ENIAC từ năm 1946 đến năm 1955, nó đã xử lý được nhiều phép tính hơn so với tổng số các phép tính mà loài người đã thực hiện kể từ thời cổ đại.
Video giới thiệu về ENIAC.
Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của loài người, chúng ta đã nắm trong tay một lượng thông tin khổng lồ mặc dù vậy để sử dụng được những những thông tin này thì con người vẫn phải nhờ cậy những chiếc máy tính ngoại cỡ. ENIAC lúc còn hoạt động có kích thước bằng cả một văn phòng cỡ lớn.
Lúc này, các nhà khoa học nghĩ ngay đến việc phát triển những thiết bị có khả năng xử lý tốt hơn với kích thước nhỏ hơi cũng như phù hợp với việc sử dụng đại trà hơn. Đến năm 1971, John Blankenbaker thiết kế ra chiếc máy tính cá nhân đầu tiên (PC) mang tên Kenbak-1, chiếc PC này còn ra đời sớm hơn cả bộ vi xử lý đầu tiên được phát minh năm 1973. Chỉ có 40 chiếc Kenbak-1 từng được sản xuất mặc dù vậy nó đã mở ra một thời kỳ mới cho máy tính cá nhân.
Chiếc máy tính cá nhân đầu tiên Kenbak-1.
Vậy là sau gần 30 năm thì con người đã thu nhỏ được chiếc máy tính từ kích cỡ một cái tủ bếp về kích thước chuẩn của những chiếc PC hiện đại, và chỉ mất thêm khoảng 20 năm để IBM cho ra đời chiếc smartphone đầu tiên có tên IBM Simon Personal Communicator vào năm 1994. Đó là những bước đi đầu tiền trên nền tảng di động của công nghệ máy tính. Trước khi IBM Simon ra đời thì chưa từng ai nghĩ đến việc chiếc điện thoại có thể làm được gì khác ngoài nghe và gọi, nhưng sau năm 1994 thì rất nhiều người đã phải nghĩ khác khi mà chiếc smartphone đời đầu này có thể nhận fax, email và thậm chí nó còn có hẳn một chiếc bàn phím cảm ứng riêng.
Chiếc smartphone đầu tiên IBM Simon.
Năm 2007, chiếc iPhone thế hệ đầu tiên được tung ra thị trường đã mở ra một chương mới cho ngành công nghệ máy tính khi đi sau nó là những chiếc smartphone hay máy tính bảng mới tạo nên một cuộc cách mạng cho nền tảng di động. Kể từ đó, các hãng công nghệ đã đua nhau lao vào cuộc chiến trên nền tảng di động.
Chiếc iPhone thế hệ đầu tiên đã thực sự tạo nên môt cuộc cách mạng.
... là nhờ điện toán đám mây
Đó chính là lý do chính được nhiều nhà phân tích nhận định dành cho câu hỏi vì sao các hãng công nghệ ngày càng ưu tiên phát triển nền tảng di động. Thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì chắc chắn ai cũng muốn có một thiết bị điện tử mang theo bên mình và có chức năng không thua gì một chiếc máy tính cá nhân cơ bản, đó chính là nhiệm vụ của máy tính bảng hay smartphone cần phải phụ trách.
Sơ đồ hoạt động của điện toán đám mây.
Xu thế này là hệ quả tất yếu của quá trình nghiên cứu công nghệ điện toán đám mây của các nhà khoa học, thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Nếu trước kia kho thông tin mà người dùng có thể khai thác chỉ nằm trong bộ nhớ của những chiếc máy tính thì kể từ khi điện toán đám mây được áp dụng, các hãng công nghệ đã tìm ra cách để nắm cả thế giới thông tin trong lòng bàn tay.
Video giải thích về điện toán đám mây.
Quay trở lại với chiếc máy tính đầu tiên của con người ENIAC phía trên thì rất nhiều nhà sử học thừa nhận rằng đã có những chiếc máy tính khác còn ra đời sớm hơn ENIAC nhiều, thí dụ như chiếc Z3 ở Đức, chiếc Colossus ở Anh, hay chiếc Atanasoff-Berry Computer tại bang Iowa (Mỹ). Nhưng ENIAC đã làm được một việc quan trọng hơn nhiều: nó kích thích trí tưởng tượng của các nhà khoa học và giới công nghiệp.
Đó là những gì chúng ta phải thừa nhận, bắt đầu với chiếc máy tính to bằng cả một căn phòng chỉ làm được những phép tính đơn giản đến thời điểm này không ít người trong số chúng ta đã cầm trên tay những chiếc máy tính thu nhỏ mang tên smartphone, tablet với súc mạnh vượt trội cùng với chức năng phong phú so với những tiền bối của mình.
Quá trình phát triển của công nghệ máy tính.
Người dùng là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ điều này khi mà mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.
Tương lai chờ đợi
Nền tảng di động đã tạo ra rất nhiều đột phá nhờ công nghệ điện toán đám mây nhưng giống như mọi công nghệ khác nó cũng sẽ có hồi kết của mình. Tin vui là các hãng công nghệ đã tìm ra những kẻ kế thừa xuất sắc cho vị trí này đó là Internet of Things cùng với công nghệ thực tế ảo (VR) và tương tác ảo (AR), có thể sẽ thêm sự hỗ trợ của công nghệ sinh học.
Internet of Things mang trong mình tiềm năng vô cùng to lớn khi mà rất nhiều tỷ USD của các hãng công nghệ đã rót vào để đầu tư cho công nghệ này. Có thể chỉ 20-30 năm nữa con người sẽ chỉ cần những cử chỉ cơ thể và giọng nói là có thể điều khiển mọi thiết bị trong nhà nhờ Internet of Things.
Video giới thiệu về Internet of Things.
Chưa kể đến với sự xuất hiện của thực tế ảo và tương tác ảo thì hãy quên những chiếc máy tính và điện thoại đi khi mà con người có tương tác với thông tin mọi lúc mọi nơi ví dụ như bạn có thể tự vẽ ra một chiếc màn hình tivi từ không khí nhờ tương tác ảo và thưởng thức một bộ phim nào đó nào đó chẳng hạn.
Sức mạnh của thực tế ảo (Virtual Reality)...
... và tương tác ảo (Argumented Reality)
Lời kết
Dù tương lai có thế nào đi chăng nữa thì nền tảng di động vẫn đang là con bài chủ lực của các hàng công nghệ trong công cuộc chinh phục thế giới thông tin cũng như ví tiền của khách hàng. Nhờ có điện toán đám mây chúng ta đã nghĩ ra nền tảng di động, còn với Internet of Things thì nền tảng nào mới sẽ xuất hiện? Đó là câu hỏi chưa có câu trả lời, biết đâu rằng một thời gian rất dài nữa sẽ xuất hiện một bài viết như thế này. Hãy chờ xem.
>>Xe tự hành sẽ là quả bom nổ chậm tới 2025, lập lại trật tự công nghiệp thế giới
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Intel Lunar Lake khiến fan Windows nở mày nở mặt vì thời lượng pin vượt cả MacBook
Vi xử lý Lunar Lake không chỉ là bước tiến lớn về hiệu năng mà còn về khả năng tiết kiệm pin, giúp Intel tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ.
Tổ chức quốc tế đánh giá Bkav: Phát hiện mã độc dưới tiêu chuẩn, nhận diện sai gấp hơn 6 lần