Camera AI “Make in Việt Nam” trình diễn tại Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo 2023

    Minh Chi,  

    VTV.vn - Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023, nhiều giải pháp công nghệ nổi bật đã được ra mắt.

    Diễn ra trong 5 ngày từ 28/10 đến 1/11 năm 2023,  Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 (VIIE 2023) gồm nhiều hoạt động như trưng bày, giới thiệu sản phẩm, công nghệ mới trong 8 lĩnh vực: Nhà máy thông minh, Đô thị thông minh, Truyền thông số, Công nghệ môi trường, An ninh mạng, Công nghiệp bán dẫn, Hydrogen và Y tế. 

    Đồng thời, bên lề Triển lãm sẽ diễn ra nhiều hoạt động như các hội thảo quốc tế về ngành công nghiệp bán dẫn, năng lượng hydrogen, công nghiệp game; Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (VVS); Ngày hội STEAM; Chương trình Better Choice;...

    Trong khuôn khổ VIIE 2023, Công ty CP MK Vision (MK Vision) đã giới thiệu 4 sản phẩm camera AI ứng dụng xử lý dữ liệu tại biên bao gồm: camera hành trình thông minh AutoSecure, camera giám sát hiện trường Body Worn Camera (BWC), thiết bị xác thực căn cước công dân (CCCD) gắn chip M6 và camera giám sát an ninh Vision 1 tại khu vực trưng bày và triển lãm của sự kiện.

    Camera AI “Make in Việt Nam” trình diễn tại Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo 2023 - Ảnh 1.

    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghé thăm khu trưng bày các sản phẩm công nghệ cao Make in Vietnam của MK Group và Liên minh MK.

    Các sản phẩm này giải quyết được các vấn đề như: giảm độ trễ và tăng cường hiệu suất hệ thống với khả năng xử lý dữ liệu tại biên; giải phóng băng thông cho những dự án camera lớn, chuyển dịch từ mô hình truyền và lưu trữ dữ liệu tập trung sang mô hình xử lý dữ liệu phân tán và truyền metadata; ứng dụng cơ sở dữ liệu (CSDL) dân cư vào các giải pháp giám sát an ninh, đảm bảo tính pháp lý và sự minh bạch của dữ liệu; giảm thời gian và tiết kiệm nguồn lực trong công tác triển khai, bảo hành, bảo trì hệ thống, từ đó góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh.

    Theo các kết quả phân tích Future Market Insights, quy mô thị trường camera an ninh toàn cầu năm 2021 đạt 6,51 tỷ USD, năm 2022 đạt 7,5 tỷ USD. Theo dự đoán trong báo cáo của Globe News Wire (2023), giá trị thị trường camera an ninh năm 2023 ước tính đạt 12,83 tỷ USD và tới năm 2032 tăng trưởng mạnh đạt mốc 41,32 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 13,9%. 

    Tại Việt Nam nhu cầu sử dụng camera giám sát, an ninh trong 3 năm gần đây liên tục tăng cao và không có dấu hiệu giảm trong những năm tiếp theo. Bên cạnh việc giám sát, bảo vệ an toàn ngôi nhà, nhu cầu lắp đặt camera tại nhiều hộ gia đình Việt có xu hướng mở rộng chức năng quan sát, quản lý và chăm sóc ngôi nhà từ xa. Đặc biệt, giải pháp an ninh còn là một giải pháp không thể thiếu trong nhà thông minh, góp phần giúp thị trường camera quan sát tăng trưởng mạnh.

    Tuy nhiên một thực tế camera đến từ nước ngoài đang chiếm thị phần lớn tại thị trường trong nước. Điều này mang đến những nguy cơ lớn cho an ninh quốc gia. Xu hướng trong thời gian tới là Chính phủ sẽ thúc đẩy việc phát triển các camera an ninh theo tiêu chuẩn Việt Nam, phục vụ cho người Việt. Do đó, tiềm năng của thị trường camera Việt Nam còn rất lớn, không chỉ về sản xuất thiết bị mà còn là các công nghệ AI phù hợp với nhu cầu của người dùng Việt Nam. 

    Theo ông Lê Tuấn Khôi, Phó Giám đốc của MK Vision cho biết, MK Vision sẽ cùng các đối tác mang lại những ứng dụng trong các lĩnh vực giám sát an ninh công cộng và hạ tầng quan trọng; quản lý rủi ro trong ngành logistics; phân tích hành vi người dùng; hỗ trợ công tác cứu hộ cứu nạn; xác minh và định danh người dùng; ứng dụng CSDL quốc gia về dân cư vào cuộc sống; tự động hóa các hoạt động quản lý và điều hành thông qua dữ liệu lớn đã được xử lý: đếm số lượng người, phân tích cảnh bảo hành vi lái xe, kiểm soát vé, ngăn chặn xâm nhập, xử phạt vi phạm, cảnh báo cháy nổ…

    Năm 2023, Bộ TT&TT xác định là năm thực thi các chiến lược, kế hoạch đã ký như Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030…

    Để việc triển khai các Chương trình, Chiến lược nêu trên đạt được các mục tiêu đề ra, Việt Nam đang rất cần các nền tảng, sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam, trong đó có sản phẩm camera, đặc biệt là dòng sản phẩm camera Make in Viet Nam an toàn, bảo mật do Việt Nam tự sản xuất để xây dựng đô thị an toàn, thông minh.

    "Bộ TT&TT luôn xác định vấn đề đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống camera an ninh là tối quan trọng và trong thời gian tới Bộ sẽ rà soát, xây dựng các chuẩn, tiêu chuẩn đối với thiết bị camera an ninh nhằm đảm bảo các thiết bị được cung cấp trên thị trường đạt các tiêu chuẩn về an toàn, bảo mật.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ