Camera mới của NASA vừa ghi lại cảnh chùm lửa phát ra từ động cơ đẩy tên lửa, nó đẹp hơn là bạn nghĩ

    NPQM,  

    Không chỉ ghi điểm trong những lĩnh vực khám phá khoa học quan trọng, đội ngũ nghiên cứu và kỹ sư của NASA còn rất toàn diện và đa tài.

    Không cần biết bạn đã từng xem bao nhiêu video ghi lại cảnh phóng tên lửa trên các phương tiện truyền thông, nhưng chắc chắn rằng chưa một ai có được cảm giác ngắm nhìn cận cảnh luồng lửa phát ra từ đuôi rocket trông như thế nào.

    Đúng vậy, nhìn thấy và nhận ra chùm tia lửa đó khi tên lửa phóng lên vũ trụ là một chuyện, nhưng chứng kiến mọi góc độ chi tiết của nó thì lại là cả một câu chuyện khác, đơn giản vì không có công nghệ camera nào đủ tiêu chuẩn và tinh vi để ghi lại khung cảnh đó. Nhưng NASA ở đây để cho chúng ta thấy điều ngược lại.

    NASA trước đó đã mở ra dự án nghiên cứu và chế tạo có tên gọi High Dynamic Range Stereo X (HiDyRS-X), nhằm mục đích cho ra đời một công nghệ camera tốc độ cao đột phá với dải tương phản mở rộng tiên tiến. Sản phẩm được ra mắt đúng thềm diễn ra sự kiện thử nghiệm động cơ đẩy tên lửa SLS tại Trung tâm Thử nghiệm ATK, nằm trên sa mạc Utah.

    Được biết, SLS là hệ thống đẩy bao gồm hai động cơ khổng lồ cao đến 17 tầng nhà, được thiết kế dành riêng cho chương trình phóng vào cuối năm 2018.

    Được mệnh danh là động cơ mạnh mẽ nhất từ trước tới nay, SLS dự kiến sẽ là một đòn bẩy giúp cho các phi hành gia NASA đạt được những mục đích cao cả trong nghiên cứu khoa học vũ trụ, với cặp tên lửa đẩy có công suất tiêu hao tương đương 5 tấn chất đốt/giây, tạo nên lực đẩy 1,6 triệu kg.

    Để đảm bảo thành công cho việc ghi lại khoảnh khắc này, các kỹ dư NASA cần phải nắm rõ từng li từng tí hiệu suất của từng thành phần trong SLS - một công việc vô cùng khó nhằn đặc biệt là khi đây là công nghệ vượt bậc so với những gì từng được chế tạo trước đó.

    “Vấn đề xảy ra khi quay phim là do chùm tia lửa được sản sinh ra có độ sáng rất lớn,” Sean O’Kane chia sẻ với The Verge.

    “Điều này thường đồng nghĩa với hai sự lựa chọn cho hệ thống xử lý của camera. Một là đảm bảo sự rõ nét và ánh sáng vừa tầm của chùm tia lửa, nhưng mọi chi tiết khác bên lề sẽ hoàn toàn bị thiếu sáng. Phương án còn lại là đảm bảo ánh sáng luôn nhìn được cho mọi chi tiết, nhưng nếu vậy chính khung hình của tia lửa sẽ bị cháy sáng và không còn nhìn thấy diễn biến gì bên trong đó cả.”

    Do đó, thay vì chỉ ghi lại một khung cảnh phơi sáng trong một lần quay, công nghệ camera HiDyRS-X của NASA có khả năng thu thập nhiều phiên bản quay chậm của từng mức độ ánh sáng trong cùng lúc, sau đó kết hợp chúng lại thành một video có dải tương phản rộng (HDR) giúp cho mọi điểm sáng trong đó đều được nhìn rõ.

    Kết quả thu được quả thực không hề khiến người xem thất vọng. Một khung cảnh đầy rực rỡ, mê hoặc, có phần đáng sợ một chút, nhưng đây là trải nghiệm độc đáo và mới lạ chưa từng có:

    Khả năng của camera HiDyRs-X từ NASA

    Thành thực mà nói, động cơ đẩy có tiềm năng “mạnh mẽ” đến nỗi nó đã vô tình làm sập nguồn năng lượng của camera HiDyRS-X, đồng nghĩa với việc công nghệ quay này vẫn cần được để tâm phát triển đến nếu muốn có những thước phim chân thực nhất về dự kiện phóng tên lửa đáng mong chờ vào năm 2018.

    “Trước khi bị sập nguồn, camera đã ghi lại được một đoạn phim tầm 2 phút trong quá trình thử nghiệm,” trích công bố chính thức của NASA. “Diễn biến không thể đoán trước đã xảy ra khi những rung chấn của oddongj cơ đã làm cho cáp nối của camera bị tuột khỏi nguồn điện.”

    Cuối cùng, NASA còn đưa ra 2 bức ảnh chụp chùm tia lửa trên, một bởi HiDyRS-X và tấm còn lại bởi một camera thông thường. Vậy hãy cùng chiêm ngưỡng và cảm nhận sự khác biệt nhé:

     Camera thường

    Camera thường

     HiDyRS-X

    HiDyRS-X

    Tham khảo: sciencealert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ