Danh tiếng lẫy lừng của chiếc 747 không chỉ làm nên tên tuổi cho hãng Boeing mà còn cả nhà máy nơi nó được lắp ráp. Một nhà máy khổng lồ cho một chú voi khổng lồ.
Người khổng lồ Boeing 747 là một trong những chiếc máy bay nổi tiếng nhất trong lịch sử ngành hàng không. Được nhiều người gọi bằng cái tên dễ mến “Nữ hoàng của bầu trời,” hay một cái tên khác, “Jumbo Jet” (Chú voi phản lực), nó đã giúp cách mạng hóa việc du lịch bằng đường hàng không cho số đông người dân khi nó xuất hiện vào năm 1969. Nó đã giữ vững vị trí của mình trong hơn 40 năm qua.
Mặc dù Boeing đã bán được hơn 1.500 chiếc 747, nhưng trong những năm gần đây, ngành công nghiệp hàng không đã chuyển hướng sang các máy bay hai động cơ phản lực, nhỏ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn, ví dụ như Boeing 777. Kết quả là công ty đã có một thời gian khó khăn để tìm người mua cho dòng máy bay khổng lồ mang tính biểu tượng của quá khứ này.
Nhưng sức sống của Boeing 747 vẫn được duy trì và vẫn được sản xuất rất nhiều. Gần đây, Chris Sloan của trang Airways News đã có cơ hội để vào trong tham quan nhà máy tại thành phố Everett ở tiểu bang Washington, đây là nơi Boeing lắp ráp các bộ phận làm nên người khổng lồ này.
Dưới đây là những gì anh được nhìn thấy.
Trong những năm 1960, một nhóm 50.000 nhân viên của Boeing đã làm việc cùng nhau để tạo ra chiếc máy bay phản lực 747 đầu tiên trong thời gian đáng kinh ngạc, 16 tháng.
Cho dù chiếc 747 đã không còn phổ biến trong thời gian gần đây, nhưng nó vẫn nổi bật trong các đội tàu bay của các hãng hàng không như British Airway và Delta.
Hiện tại, Boeing đang bán phiên bản mới nhất của dòng Jumbo Jet này, có mã số 747-8. Nó là chiếc 747 lớn nhất và hiệu quả nhất từng được bán.
Bên trong nhà máy lắp ráp của Boeing, được chỉ đạo bởi phó chủ tịch của Boeing và là Tổng giám đốc của chương trình 747-8, ông Bruce Dickinson.
Nhà máy Everett là nhà máy sản xuất lớn nhất trên thế giới. Cả nhà máy có thể tích bên trong lên tới gần 13,5 triệu m3, và nằm trên một diện tích gần 400.000 m2.
Nó là nhà của khoảng 30.000 nhân viên Boeing.
Boeing lắp ráp cả hai loại máy bay chở khách xuyên lục địa và các biến thể chở hàng của 747 tại nhà máy này.
Thêm vào đó, nhà máy tại Everett còn là nơi lắp ráp cho các dòng máy bay 767, 777, và dòng Dreamliner 787.
Đây cũng là nơi thế hệ tiếp theo của chiếc Air Force One cho tổng thống Mỹ sẽ được lắp ráp.
Trong thời gian tham quan của Sloan, Boeing có ba chiếc 747 đang trong quá trình lắp ráp tại nhà máy, tất cả đều là máy bay vận tải.
Theo Sloan, Boeing mất khoảng 112 ngày để hoàn thành việc lắp ráp một chiếc 747 mới – khoảng 2/3 thời gian để tạo ra chiếc máy bay đó.
Tổng cộng có 6 triệu bộ phận từ 550 nhà cung cấp trên 30 quốc gia đã cùng có mặt ở đây để hình thành nên chiếc 747 này.
Như các bộ phận bánh xe hạ cánh này …
… hay như phần này từ một trong các bộ kiểm soát bề mặt của máy bay.
Tại nhà máy, Boeing đang lắp ráp phần mũi máy bay của chiếc 747.
… thân máy bay, cánh, …
Và đuôi máy bay lại với nhau.
Cuối cùng, tất cả đã cùng nhau hình thành nên hình dáng mang tính biểu tượng này. Chiếc máy bay chở hàng 747-8 đang thành hình một cách đẹp mắt.
Tham khảo Tech Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?