Cận cảnh Redmi AirDots, tai nghe không dây thực thụ giá chỉ 350 ngàn của Redmi
Mức giá của Redmi ArDots (15 USD - tương đương 350 ngàn) chỉ bằng một nửa so với Mi AirDots của Xiaomi (30 USD) và rẻ hơn 13 lần so với Apple AirPods 2 (199 USD).
Sau khi tách ra thành thương hiệu riêng, CEO Lu Weibing của Redmi từng nói rằng Redmi sẽ có một hệ sinh thái sản phẩm riêng giống như công ty mẹ Xiaomi. Và gần như ngay lập tức, Redmi đã ra mắt các sản phẩm, thiết bị bên cạnh smartphone. Chúng bao gồm mẫu máy giặt Remi A1 và tai nghe không dây Redmi AirDots.
Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy Redmi AirDots khá giống Xiaomi Mi AirDots ra mắt trước đó. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là tai nghe của Redmi dùng nút vật lý để điều khiển chứ không phải bề mặt cảm ứng như Mi AirDots.
Nút vật lý trên Redmi AirDots có rất nhiều chức năng bên cạnh việc dùng để bật/tắt. Nhấn nút một lần đề điều khiển chạy/dừng bài hát trong khi nhấn nhanh 2 lần để kích hoạt trợ lý ảo XiaoAI. Nút này còn có thể được dùng để nhận cuộc gọi hoặc chụp ảnh.
Trọng lượng của mỗi bên tai nghe chỉ là 4,1g nên khá thoải mái khi đeo. Ngoài ra, Redmi cung cấp 2 đầu tai khác nhau cho để phù hợp với nhu cầu của người dùng. Chỉ cần nhấc một bên tai ra khỏi hộp là Redmi AirDots sẽ tự động kết nối với thiết bị vừa kết nối trước đó. Tai nghe sẽ tự tắt khi bạn đặt cả 2 bên tai vào hộp.
Chiếc hộp dựng còn đóng vai trò pin dự phòng cho Redmi AirDots. Nó có thể cung cấp cho cặp tai nghe thêm 12 tiếng sử dụng.
Redmi AirDots dùng chip Realtek 8763, hỗ trợ Bluetooth 5.0. Cặp tai nghe có thể được sử dụng cho các cuộc gọi hai chiều và chất lượng âm thanh được đảm bảo bởi tính năng giảm ồn kỹ thuật số. Tai nghe cung cấp 4 tiếng nghe nhạc liên tục.
Redmi AirDots sẽ lên kệ vào ngày 9/4 tại Trung Quốc với mức giá chỉ 99,9 CNY (tương đương 15 USD hoặc 350 ngàn đồng).
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"