Cận cảnh robot công nghiệp độc nhất vô nhị giá 1,3 tỷ được một trường Đại học Việt Nam mua về để giảng dạy
Con robot này sử dụng chip Intel Core i7, không cần ngôn ngữ lập trình để hoạt động.
Mới đây trường đại học quốc tế RMIT chi nhánh Nam Sài Gòn đã quyết định nhập về con robot công nghiệp có tên Baxter, được chế tạo bởi hãng Rethink Robotics tại Mỹ. Được biết, nhà trường dự định sẽ dùng Baxter để phục vụ việc giảng dạy ngành Kỹ Thuật mới được ra mắt không lâu.
Robot Baxter cùng kệ đỡ.
"Gương mặt" của Baxter là màn hình không cảm ứng, cùng camera ở trên.
Nó sử dụng hệ điều hành mã nguồn mở Robot Operating System.
"Trái tim" của Baxter là vi xử lý Intel Core i7.
Ông Ilya Kavalchuk, đại diện RMIT, đang trình diễn khả năng của Baxter.
Điều khiến Baxter nổi bật là khả năng lập trình có một không hai của nó. Người dùng không cần am hiểu về ngôn ngữ lập trình cũng có thể "dạy" Baxter làm những tác vụ đơn giản như di chuyển tay, cầm nắm đồ vật, v.v... Được giới thiệu vào tháng 9/2012, Baxter là một con robot cao khoảng 1,9m (đã bao gồm bệ đỡ), có hai tay và một 'khuôn mặt" là chiếc màn hình không cảm ứng. Baxter nặng 74kg (không có bệ đỡ) hoặc 140kg nếu có bệ đỡ. Nhà sản xuất cho biết Baxter được sinh ra để phục vụ cho các công việc đơn giản/lặp lại như bốc xếp, phân loại và xử lý vật liệu trên một dây chuyền sản xuất.
Hàng loạt cảm biến sóng siêu âm quanh phần "đầu" của robot.
Mặt lưng của Baxter có nút điều khiển tay.
Thông tin về Baxter, sản phẩm được chế tạo tại Mỹ.
Các cổng giao tiếp của robot.
Cụm phím điều khiển chính ở mặt lưng robot.
Chế chân đế này nặng đến 65kg.
Robot Baxter được trang bị các cảm biến hiện đại như cảm biến sóng siêu âm, cảm biến hồng ngoại và hàng loạt camera. Ví dụ như hàng chục cảm biến sóng siêu âm trên phần đầu của Baxter sẽ giúp nó phát hiện xem có người ở xung quanh không, ngoài ra nó còn có nhiệm vụ giúp Baxter đánh giá được môi trường xung quanh. Không như những robot công nghiệp tự động khác, vốn sẽ không thể tiếp tục công việc nếu môi trường bị thay đổi như lỡ tay làm rơi dụng cụ, Baxter sẽ phân tích mọi thay đổi xung quanh mình để tự quyết định có tiếp tục thực hiện công việc đang làm hay không.
Cận cảnh cánh tay, camera và cảm biến của Baxtor,nó có thể được thay thế bằng các công cụ khác để phù hợp với nhu cầu người dùng.
Cánh tay bên trái được thay thế bằng bộ nam châm để hút những vật bằng sắt.
Phần phím điều khiển trên cánh tay.
Baxter đang được "dạy" để gắp đồ vật lên.
Phần khuỷu tay được gia cố rất kỹ và trang bị thêm cụm phím điều khiển.
Đại diện đại học RMIT, ông Ilya Kavalchuk, cho biết Baxter chạy trên hệ điều hành mã nguồn mở Robot Operating System thông qua một hệ thống máy tính sử dụng chịp Intel Core i7 nằm trong phần ngực. Baxter có thể được "dạy" để thực hiện tác vụ bằng cách cầm tay nó, hướng dẫn nó nên di chuyển qua chỗ cần thiết và nó sẽ "bắt chước" những chuyển động đó. Như vậy, một người bình thường vẫn có thể lập trình cho robot Baxter mà không cẩn phải ngồi máy tính và gõ những dòng lệnh phức tạp. Do đó, Baxter có thể được "dạy" thể thực hiện các tác vụ phức tạp hơn.
Ông Ilya Kavalchuk cho biết giá cơ bản của Baxter là 25.000 USD, nhưng người mua có thể tùy biến cấu hình và chức năng của robot để phù hợp với nhu cầu, ví dụ như phiên bản Baxter tại đại học RMIT lên đến 65.000 USD. Nó sẽ được dùng để phục vụ vào việc giảng dạy ngành Kỹ Thuật tại nơi đây.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời