Cảnh báo lượng rác thải khổng lồ từ thương mại điện tử
TPO - Trước thực trạng ngành thương mại điện tử đang tạo ra một lượng rác thải khổng lồ, gấp nhiều lần thương mại truyền thống, Vụ Bưu chính, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ tham mưu, trình các cấp có thẩm quyền ban hành quy định về “Bưu chính xanh”, nhằm thúc đẩy công cuộc chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa.
- Sàn thương mại điện tử có được bán các loại hoá chất độc hại?
- Thương mại điện tử trở thành ‘sát thủ’môi trường
- Huawei lại đi trước thế giới 1 bước: Nhắm tới thương mại hóa mạng 5.5G, đã đạt được 6 thỏa thuận quan trọng
- Sàn thương mại điện tử "ưu tiên" người mua, nhà bán hàng phản ứng
- Bị châu Âu nhăm nhe ‘cấm cửa’ xe điện, thương mại Trung Quốc thiệt hại ra sao?
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam đã công bố báo cáo Chất thải nhựa bao bì từ thương mại điện tử tại Việt Nam. Báo cáo cho thấy, năm 2023, thương mại điện tử ở Việt Nam sử dụng tới 332 nghìn tấn bao bì, trong đó khối lượng bao bì nhựa các loại là 171 nghìn tấn, phần lớn bao bì nhựa này thải ra môi trường, làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm nhựa – vấn đề môi trường nghiêm trọng thứ hai trên thế giới, chỉ sau biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu cũng lấy ví dụ, tại Hàn Quốc mua sắm trực tuyến tạo ra lượng rác thải bao bì gấp 4,8 lần so với mua sắm truyền thống. Nếu khách hàng mua sắm trực tuyến 100 USD thay cho mua truyền thống sẽ tạo thêm 3,4 kg bao bì, chiếm 1,06% tổng lượng chất thải trên đầu người mỗi năm.
Nếu mua sắm trực tuyến tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ hiện tại sẽ tạo thêm 10% tổng lượng rác thải trong 10 năm tới. Tại Hoa Kỳ, theo phân tích của FastMarkets, mua sắm trực tuyến tốn lượng giấy carton nhiều gấp 7 lần mua sắm truyền thống.
Xây dựng quy định về Bưu chính Xanh
Theo đại diện Vụ Bưu chính, Bộ Thông tin và Truyền thông xác định mục tiêu phát triển kép: muốn phát triển nhanh thì chuyển đổi số, muốn bền vững thì chuyển đổi xanh. Việc lạm dụng các vật liệu nhựa sử dụng một lần, đặc biệt là khâu thương mại điện tử đang gây ra gánh nặng cho môi trường, ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau.
Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của rác thải nhựa từ thương mại điện tử nói chung, hoạt động đóng gói nói riêng, Bộ Thông tin và Truyền thông đang đề xuất một số giải pháp như quy định hạn chế tiến đến không dùng vật liệu nhựa sử dụng một lần trong đóng gói sản phẩm, thay thế bằng carton và vật liệu phân huỷ sinh học, đưa ra danh mục vật liệu thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, thiết kế tối ưu đóng gói để tiết kiệm vật liệu, giảm rác thải. Thực hiện hướng dẫn cũng như quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp chuyển phát trong việc tự nguyện áp dụng hoặc bắt buộc tuân thủ các tiêu chuẩn đóng gói thân thiện với môi trường, quy trình thu hồi tái chế, logistics ngược.
Ngoài ra, thực hiện tuyên truyền nhận thức người dân xây dựng thói quen sử dụng vật liệu thân thiện, xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của chính phủ.
Đại diện Vụ Bưu chính cũng cho biết thêm, khi xem xét sửa đổi Luật Bưu chính, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn, quy định, hướng dẫn từ Liên minh Bưu chính Thế giới UPU và một số nước trên thế giới để chắt lọc, tham mưu trình các cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về “Bưu chính xanh” nhằm góp phần vào công cuộc chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?