TPO - Năm 2023 thương mại điện tử ở Việt Nam sử dụng tới 332 nghìn tấn bao bì, trong đó khối lượng bao bì nhựa các loại là 171 nghìn tấn, phần lớn bao bì nhựa này thải ra môi trường, làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm nhựa – vấn đề môi trường nghiêm trọng thứ hai trên thế giới, chỉ sau biến đổi khí hậu.
- Sàn thương mại điện tử "ưu tiên" người mua, nhà bán hàng phản ứng
- Cảnh báo giả danh nhân viên của sàn thương mại điện tử để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
- Gian hàng bán giá "ảo" tràn lan trên sàn thương mại điện tử, mục đích là gì?
- Kỷ nguyên ‘đốt tiền’ đã qua, điều gì sẽ tạo động lực tăng trưởng cho ngành thương mại điện tử?
- Nhà bán hàng tố sàn thương mại điện tử "giam tiền", Shark Bình nói sàn "vặt lông vịt": Thực hư ra sao?
Dự án "Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam" do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF Việt Nam) tài trợ đã thực hiện một khảo sát về chất thải nhựa bao bì từ thương mại điện tử tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng báo cáo với số liệu định lượng về việc sử dụng bao bì nhựa phát sinh do thương mại điện tử, tìm kiếm cơ hội và biện pháp can thiệp hướng đến mục tiêu giảm thiểu rác thải nhựa thất thoát ra môi trường.
Theo báo cáo, trong 7 năm qua, thương mại điện tử Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16-30%. Nhiều chuyên gia dự đoán, mức tăng trưởng này sẽ tiếp tục bùng nổ trong những năm tới và sẽ cán mốc 39 tỷ USD vào năm 2025.
Sự phát triển của thương mại điện tử dẫn đến gia tăng nhanh chóng trong việc sản xuất, tiêu thụ các loại bao bì, gồm cả các sản phẩm nhựa, dẫn đến một lượng lớn chất thải nhựa ra môi trường.
Nghiên cứu chỉ ra trong năm 2023 thương mại điện tử ở Việt Nam sử dụng tới 332 nghìn tấn bao bì, trong đó khối lượng bao bì nhựa các loại là 171 nghìn tấn.
Như vậy quy mô sử dụng bao bì với thành phần vật liệu, dụng cụ nhựa trong đóng gói rất cao. Các loại bao bì thường được sử dụng trong thương mại điện tử gồm hộp carton, bao bì nhựa, màng xốp hơi - đều là những bao bì khó phân huỷ, gây ô nhiễm môi trường.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, các nhà bán hàng trực tuyến thường đóng gói bao bì nhiều hơn mức cần thiết bởi tâm lý muốn hàng hoá đến tay người mua trong tình trạng hoàn hảo nhất. Vì thế, các hàng hoá thường được bọc hai đến ba lớp giấy và bao nilong, được chèn thêm màng xốp hơi trước khi đặt vào hộp. Với những sản phẩm dễ vỡ như thuỷ tinh, đồ sứ, người bán thường đóng gói rất nhiều lớp, chèn thêm xốp, càng làm tăng lượng rác thải.
Nghiên cứu cũng chỉ ra một thói quen khác của người bán làm tăng đáng kể lượng rác thải. Đó là việc hàng hoá thường được đặt vào hộp lớn hơn, sau đó được lấp đầy khoảng trống bằng vật liệu chống sốc như nilong hoặc xốp khiến lượng rác thải tăng lên đột biến.
Ngoài ra, người bán thường dùng bìa carton 5 lớp thay cho 3 lớp, trong khi lượng tiêu thụ hộp carton càng nhiều nghĩa là phải khai thác nhiều cây xanh hơn để làm nguyên liệu thô sản xuất giấy.
Nghiên cứu cũng lấy ví dụ, tại Hàn Quốc mua sắm trực tuyến tạo ra lượng rác thải bao bì gấp 4,8 lần so với mua sắm truyền thống. Nếu khách hàng mua sắm trực tuyến 100 USD thay cho mua truyền thống sẽ tạo thêm 3,4 kg bao bì, chiếm 1,06% tổng lượng chất thải trên đầu người mỗi năm. Nếu mua sắm trực tuyến tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ hiện tại sẽ tạo thêm 10% tổng lượng rác thải trong 10 năm tới.
Tại Hoa Kỳ, theo phân tích của FastMarkets, mua sắm trực tuyến tốn lượng giấy carton nhiều gấp 7 lần mua sắm truyền thống.
Tại Việt Nam, một điều đáng ngại hơn là thương mại điện tử thường tập trung ở các địa phương ven biển hoặc có sông lớn chảy ra biển như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ, Nha Trang. Do hầu hết rác thải nhựa từ thương mại điện tử chưa được thu gom, tái chế hoặc xử lý thân thiện với môi trường nên tỷ lệ đáng kể rác thải nhựa từ thương mại điện tử sẽ đổ ra biển, khiến tình trạng ô nhiễm nhựa đại dương càng trầm trọng hơn nữa.
“Việc sản xuất và tiêu dùng bao bì nhựa ngày một nhiều hơn, trong khi hệ thống thu hồi, xử lý, và giảm thiểu chất thải nhựa vẫn còn nhiều bất cập, đang là một vấn đề thách thức trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam”, báo cáo nêu.
Nhằm giảm thiểu vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp như ban hành chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn đóng gói thân thiện bảo vệ môi trường. Nhóm nghiên cứu cho rằng, hiện nay các chính sách về chuyển đổi số, kinh tế số và thương mại điện tử đều chú trọng đến sự tăng trưởng mà chưa đề cập đến nội dung bảo vệ môi trường. Họ đề xuất, khi sửa đổi Luật Bưu chính phải có các quy định, tiêu chuẩn cụ thể đối với hoạt động đóng gói của thương nhân, các công ty chuyển phát và các bên liên quan.
Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất cơ quan chức năng có trách nhiệm dẫn dắt, phổ biến tuyên truyền người tiêu dùng trực tuyến về tác động của rác thải nhựa, thực hiện phổ biến, tuyên truyền chính sách pháp luật về môi trường tới các thương nhân kinh doanh trực tuyến.
Bên cạnh đó, khuyến khích người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử xanh, nâng cao quyền lực của người mua như vận động, khuyến khích người tiêu dùng trực tuyến mua sắm sản phẩm từ các thương nhân, doanh nghiệp chuyển phát thân thiện với môi trường, hoặc mua các sản phẩm có nhãn xanh, nhãn sinh thái trên các nền tảng thương mại điện tử.
Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác vận động các nền tảng thương mại điện tử và doanh nghiệp chuyển phát nhanh triển khai các hành động cụ thể giảm rác thải nhựa. “Cần tuyên truyền trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, gắn việc bảo vệ môi trường với hình ảnh, uy tín kinh doanh và thu hút người tiêu dùng thông minh. Doanh nghiệp cần đánh giá các rủi ro khách hàng quay lưng khi họ thờ ơ trách nhiệm bảo vệ môi trường”, báo cáo đề xuất.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời