Cảnh sát sẽ quét tất cả các khuôn mặt cổ động viên nhằm đảm bảo an toàn cho trận chung kết Champions League
Trận chung kết Champions League không chỉ nóng trên sân mà còn lan truyền ra bên ngoài khi cảnh sát xứ Wales quyết định sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để giám sát các fan.
Cảnh sát sứ Wales đang thí điểm công nghệ nhận dạng khuôn mặt tại một trong những sự kiện thể thao lớn nhất châu Âu: chung kết cúp C1 2017.
Hàng ngàn người hâm mộ bóng đá đổ về sân vận động Principality Cardiff vào ngày 3 tháng 6 để xem trận chung kết UEFA Champions League nhưng ít ai trong số họ biết được rằng khuôn mặt của mình sẽ được quét, xử lý và so sánh với cơ sở dữ liệu của cảnh sát.
Mặc dù một số người hâm mộ chỉ trích mạnh mẽ công nghệ này nhưng cảnh sát vẫn quyết định thử nghiệm một hệ thống giám sát khuôn mặt mới tại trận chung kết UEFA Champions League ở Cardiff, xứ Wales vào rạng sáng ngày mai (4/6).
Theo nguồn tin từ cuộc đấu thầu của chính phủ do Cảnh sát xứ Wales đứng ra thì hệ thống giám sát này sẽ được triển khai tại ga xe lửa chính của Cardiff, cũng như xung quanh sân vận động Principality nằm ở trung tâm của thành phố.
Những chiếc máy ảnh của hệ thống này có khả năng quét khuôn mặt của khoảng 170.000 khách đến Cardiff cùng hàng ngàn người dân bản địa từ ngày 3/6 (trước trận chung kết một ngày). Hình ảnh được chụp sẽ được so sánh theo thời gian thực với 500.000 hình ảnh trong hồ sơ lưu trữ của cảnh sát – đây là hồ sơ lưu trữ thông tin về các đối tượng được lực lượng cảnh sát đặc biệt chú ý vì có khả năng gây ảnh hưởng đến an ninh, thậm chí là khủng bố.
Hoạt động này của lực lượng cảnh sát được xây dựng dựa trên một công nghệ gọi là “Mặt nạ tự động” (Automated Facial Recognition) hay công nghệ AFR mà cảnh sát London (Anh) đã sử dụng tại Thế vận hội Notting Hill năm 2016.
Trong một cuộc phỏng vấn qua email với giám đốc ủy ban giám sát của Chính phủ Vương quốc Anh, ông Tony Porter – người khởi xướng chiến lược quốc gia về sử dụng camera giám sát - Motherboard đã được thông báo rằng các sự cố như cuộc tấn công gần đây trên xe buýt của đội Borussia Dortmund trước trận đấu tứ kết Champions League là lí do tại sao các cơ quan bảo vệ pháp luật tìm kiếm một giải pháp như AFR. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng khi sử dụng công nghệ này cảnh sát phải tuân thủ một số quy tắc được pháp luật đặt ra để không xâm phạm quyền riêng tư của người dân.
Ông nói: “Tôi đã thấy việc sử dụng AFR tăng lên trong vài năm qua. Một báo cáo gần đây của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia chỉ ra rằng nhận dạng khuôn mặt là một thách thức khó khăn. Các chuyên gia, cơ sở dữ liệu là có giới hạn và cần có nhiều bài kiểm tra thực tế tại nơi sử dụng để điều chỉnh công nghệ này một cách tối ưu nhất”.
Vẫn còn nhiều hoài nghi xung quanh tính hiệu quả của công nghệ AFR. Tuy nhiên, cảnh sát Wales không muốn cung cấp nhiều thông tin xung quanh vấn đề này.
Một báo cáo gần đây đã chỉ ra những hạn chế của AFR trong việc xác định các đối tượng "phi hợp tác" - những đối tượng không nhìn thẳng về phía camera hoặc những khuôn mặt bị che khuất. Báo cáo chỉ ra rằng nhận diện khuôn mặt chính xác chỉ có thể đạt được trong môi trường được kiểm soát với máy ảnh chất lượng cao (vì trên thực tế khuôn mặt của đối tượng có thể bị che khuất vì nhiều lí do). Ngoài ra, chi phí để trang bị nhiều ảnh ảnh phục vụ cho việc quét khuôn mặt cũng khá tốn kém.
Tính chính xác của phần mềm nhận dạng khuôn mặt gần đây đã bị Ủy ban Giám sát và Cải cách Chính phủ Hoa Kỳ chỉ trích công khai. Ủy ban đã tiết lộ những phát hiện của Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ rằng các thuật toán được Cục Điều tra Liên bang sử dụng không chính xác cao và có khả năng gặp sai sót với người da đen.
Bản báo cáo này cũng nói rằng việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt của FBI không được kiểm soát và không cân xứng. Gần đây, nhiều ý kiến cũng phản đối việc lưu giữ trái phép hình ảnh của hàng triệu người dân qua công nghệ giám sát.
Những hạn chế thực tế của AFR được chứng minh bằng báo cáo tiếp theo của cảnh sát khi tiến hành giám sát hoạt động Carnival của Notting Hill. Việc sử dụng AFR trong suốt quá trình bảo vệ Carnival không dẫn tới vụ bắt giữ nào (thực tế thì có đến 454 trường hợp bị cảnh sát bắt giữ bằng cách sử dụng các biện pháp an ninh khác).
Các hạn chế về hiệu quả của AFR, cũng như nhầm lẫn về các quy định đang gây lo lắng cho những người ủng hộ quyền riêng tư như Rachel Robinson, giám đốc chính sách về quyền con người và tổ chức vận động Liberty.
Cô nói với Motherboard thông qua email: “Các biện pháp giám sát ngày càng tiên tiến của cảnh sát càng can thiệp sâu vào sự riêng tư và thiếu các quy định pháp luật bảo vệ công chúng. Điều này đã gây ra nhiều lo ngại”.
Mặc dù có những hạn chế và nhiều lo lắng về AFR nhưng rõ ràng các cơ quan thực thi pháp luật đang rất quan tâm đến công nghệ này.
Porter nói về việc sử dụng AFR trong tương lai của cảnh sát: “Tôi đoán trước được điều này. AFR còn có thể liên kết với nhiều công nghệ khác như các máy quay video đeo trên người (được cảnh sát đeo khi thực hiện nhiệm vụ) và tương tác với nhiều cơ sở dữ liệu khác…”.
Tuyên bố này phù hợp với thông tin trong tài liệu rò rỉ cho thấy cảnh sát xứ Wales dẫn đầu trong việc áp dụng công nghệ AFR khi họ nhận được 2 triệu Bảng từ Bộ Nội vụ thông qua một quỹ chuyển đổi để phân bổ cho các lực lượng cảnh sát Anh để chi tiêu cho các hệ thống nhận dạng khuôn mặt.
Ngày 27 tháng 4, Cảnh sát xứ Wales đã trả lời yêu cầu bình luận của Motherboard: “Cảnh sát xứ Wales đã nhận được tài trợ từ Home Office để phát triển công nghệ nhận dạng khuôn mặt tự động cho việc bảo vệ. Trận chung kết Champions League tại Cardiff mang đến cho chúng tôi cơ hội duy nhất để thử nghiệm và chứng minh hiệu quả của công nghệ này khi sử dụng trên thực tế. Hi vọng chúng tôi sẽ chứng minh được lợi ích của công nghệ này trong việc kiểm soát”.
Tham khảo: Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android