Canon chính thức ra mắt EOS RP: cảm biến full-frame, kích thước nhỏ gọn, giá 38 triệu đồng
Bên cạnh đó Canon cũng giới thiệu dòng máy in phun PIXMA TS707 với nhiều giải pháp in ấn cho gia đình và doanh nghiệp nhỏ.
Vậy là chỉ sau khi công bố chính thức khoảng 1 tuần, chiếc máy ảnh không gương lật mới nhất Canon EOS RP đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Đây được xem là một đàn em của chiếc EOS R đã được giới thiệu vào năm 2018 với một số cải tiến nhỏ cùng với việc giảm thiểu về kích thước cũng như tính năng.
Dễ dàng nhận thấy là Canon EOS RP có kích thước nhỏ hơn một chút so với EOS R, cũng như phần báng cầm được làm ngắn và thấp hơn. Chính vì vậy, Canon cũng đã chế tạo riêng cho EOS RP một Grip phụ giúp tăng kích thước của báng để người dùng có thể dễ dàng sử dụng.
EOS RP ( bên phải) thấp hơn một chút so với đàn anh EOS R.
Grip rời giúp tăng kích thước của phần báng giúp người sử dụng có thể cầm nắm dễ dàng hơn.
EOS RP khi được gắn thêm grip phụ.
Về tổng thể thiết kế bên ngoài, EOS RP kế thừa gần như hoàn toàn ngôn ngữ thiết kế của đàn anh EOS R, duy chỉ có chiếc EOS RP được tinh giản bằng cách loại bỏ màn hình phụ trên đỉnh máy cũng như thay đổi vị trí một số phím bấm cho phù hợp.
Mặt sau hai máy giống nhau gần như hoàn toàn. EOS R (bên trái) có thêm phím cảm ứng hai chiều so với EOS RP (bên phải)
EOS R sở hữu màn hình phụ trên mặt trên, ở EOS RP thì màn hình đã được thay bằng vòng xoay chức năng với nhiều tuỳ chỉnh tự động cho người dùng. Ngoài ra một số phím bấm thay đổi để phù hợp với chức năng của từng máy.
EOS RP (phải) có phần "gù" chứa kính ngắm EVF thấp hơn EOS R (trái).
EOS RP sử dụng cảm biến Full-Frame CMOS Dual Pixel 26.2 megapixel cho dải nhạy sáng ISO từ 100 đến 40000 và có thể mở rộng ra 50 - 102400. Kết hợp với bộ vi xử lý hình ảnh DIGIC 8, EOS RP có thể chụp liên tiếp với tốc độ 5 fps. Chiếc máy vẫn sử dụng ngàm ống kính RF và có thể gắn các ống kính dòng EF, EF-S thông qua ngàm chuyển đổi.
Nhờ bộ vi xử lý DIGIC 8, Canon EOS RP sở hữu tới 4779 điểm lấy nét với độ phủ gần 100% bề mặt cảm biến cùng khả năng lấy nét Dual Pixel rất nhanh và chuẩn xác. Bộ vi xử lý này còn có khả năng lấy nét bám sát vào mắt của chủ thể Eye AF Tracking với tốc độ bắt nét chỉ 0.05s.
Tự động lấy nét theo mắt của chủ thể.
Công nghệ Dual Sensing IS cho phép EOS RP có thể kết hợp tính năng chống rung của cả ống kính và body, nâng khả năng chống rung lên tới 5 stops. Cùng với đó tính năng Digital Lens Optimizing cho phép tự động điều chỉnh quang sai hình ảnh.
Máy được trang bị màn hình LCD kích thước 3 inch có khả năng xoay lật để người dùng có thể chụp với nhiều góc độ khác nhau. Bên cạnh đó EOS RP còn sở hữu kính ngắm điện tử EVF 2,36 megapixel hiển thị hầu hết các thông tin chi tiết khi điều khiển.
Hướng đến đối tượng người dùng muốn chuyển đổi lên một chiếc máy Full-frame với nhiều tính năng và đặc biệt hơn là chú trọng vào quay video, chính vì vậy EOS RP mang trong mình nhiều tính năng thú vị như những chiếc máy dành cho giới chuyên nghiệp. EOS RP có thể quay video 4K với 24p/25p cùng với Dual Pixel CMOS cho khả năng lấy nét chính xác và mượt mà. Ngoài ra người dùng chụp ảnh studio còn được hỗ trợ khả năng chuyển tải ảnh trực tiếp từ EOS RP sáng máy tính, điện thoại qua kết nối Wifi, hay khả năng chụp ảnh "stack focus" - chụp ảnh vật thể với các khoảng cách lấy nét khác nhau, điều vô cùng quan trọng với các nhiếp ảnh gia chụp sản phẩm thương mại.
EOS RP sử dụng viên pin LP-E17 cho phép máy có thể chụp từ 400 đến 500 ảnh. Ngoài ra viên pin này có khả năng vừa chụp vừa sạc trực tiếp từ pin sạc dự phòng thông qua cổng kết nối USB.
Các cổng kết nối bên thân máy.
Máy sử dụng 1 thẻ nhớ định dạng SD được đặt bên trong khoang chứa pin chứ không đặt trong báng ngang như EOS R.
Một số hình ảnh của EOS RP:
EOS RP cùng ống kit RF 24-105mm f/4L IS
ESO RP có giá bán riêng cho thân máy là 38 triệu đồng và 63 triệu đồng khi đi kèm với ống kính kit 24-105mm f/4L IS. Bên cạnh đó Canon cũng giới thiệu 6 ống kính sắp ra mắt trong đó có 1 ống kính sử dụng tính năng mới DS (Defocus Smoothing) đầu tiên của hãng.
Ống kính RF 24-240mm F/4-6.3 IS USM
Ống kính RF 24-70mm f/2.8 L IS USM
Ống kính RF 85mm f/1.2 L USM
Ống kính RF 85 f/1.2 L USM DS (công nghệ mới làm cho phần hậu cảnh mờ đẹp mượt mà hơn)
Ống kính RF 15-35 f/2.8 L IS USM
Ống kính RF 70-200mm f/2.8 L IS USM
Các ống kính này sẽ có mặt ở VN trong khoảng giữa năm 2019.
Cùng ngày, Canon đã giới thiệu máy in PIXMA TS707 là người thừa kế từ dòng sản phẩm iP7270 với nhiều giải pháp in ấn cho gia đình và doanh nghiệp.
Máy in sử dụng hệ thống mực 5 màu bao gồm 4 màu CMYK 781 cùng với 1 màu PGBK 780. PIXMA TS707 cho số lượng trữ giấy lên đến 350 tờ ở cả hai khay, giúp giảm thiểu thời gian thay giấy khi sử dụng. TS707 có khả năng in 2 mặt cả đen trắng lẫn in màu, ngoài ra chiếc máy này còn được hỗ trợ các tính năng in sáng tạo cho gia đình như in bìa đĩa, in móng tay...
Phần móng tay được in từ máy in TS707
Bên cạnh đó, Canon cũng đưa ra nhiều giải pháp in ấn dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp sử dụng số lượng máy in lớn cho chi nhánh, cửa hàng.
PIXMA TS707 được bán với giá 4.200.000 đồng cho thân máy và hộp mực PGI 780 có giá 451.000 đồng/hộp, hộp mực CLI 781 có giá 396.000/hộp.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"