(Tổ Quốc) - Trong hệ thống máy tính, card đồ họa có thể nói là linh kiện tiêu thụ điện năng hàng đầu. Qua bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cách mà một chiếc card đồ họa tiêu thụ điện năng.
- Giá GPU bị đẩy cao, PS5 thiếu hàng, Tesla giảm doanh thu: Những cuộc khủng hoảng tất yếu do bản chất của ngành công nghiệp silicon
- Intel hãy coi chừng, AMD vừa ra mắt thế hệ vi xử lý APU Ryzen 4000 tích hợp đồ họa Radeon, có thể "cân" nhiều tựa game bom tấn mà không cần đến GPU
- Chip “nhà trồng” của Apple có thể là dấu chấm hết cho GPU AMD trên máy Mac
- Qualcomm ra mắt Snapdragon 865+: Cải thiện hiệu năng CPU và GPU, tập trung vào smartphone gaming
- NVIDIA Ampere GA100 chính thức ra mắt: GPU 7nm lớn nhất thế giới, 8192 nhân đồ hoạ CUDA, vRAM 48 GB HBM2, mạnh gấp 20 lần Volta
Các mẫu card đồ họa cao cấp hiện nay đến từ AMD, NVIDIA hay Intel có thể được coi là những “con quái vật” thực sự trong khả năng xử lý đồ họa, đặc biệt là cho trải nghiệm chơi game cực kỳ ấn tượng. Có câu “hiện đại thì hại điện”, để có được hiệu suất khủng, card đồ họa hiện đại cũng ngày càng trở thành cỗ máy “ngốn” điện đáng sợ khi nó hoạt động hết khả năng. Thế như đối với những tác vụ nhẹ nhàng hàng ngày thì sao? Các mẫu GPU cao cấp với hiệu năng khủng có gây lãng phí điện năng khi bạn không chơi game hay làm việc với các tác vụ yêu cầu hiệu suất xử lý đồ họa cao?
Mức tiêu thụ điện chờ của các mẫu GPU gần như tương đương
Bất cứ khi nào một mẫu GPU mới được phát hành, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp, luôn có những cuộc tranh cãi nảy lửa về lượng điện năng mà chúng tiêu thụ, cũng như việc liệu người dùng cần nâng cấp một PSU mới để đảm bảo khả năng vận hành tối ưu của card trên dàn PC của mình hay không. Đây đều là những thắc mắc vô cùng chính đáng và thiết thực. Nhưng có một điều quan trọng hơn mà nhiều người không để ý, mức độ tiêu thụ điện năng trong trạng thái chờ hoặc thực hiện các tác vụ nhẹ nhàng của các mẫu GPU cao cấp ra sao.
Trên thực tế, hiệu năng đạt đỉnh của các mẫu card đồ họa có thể rất chênh lệch, nhưng gần như không có sự khác biệt đáng kể nào về mức độ tiêu thụ điện năng khi chúng ở trạng thái chờ, hoặc chỉ phải xử lý các tác vụ nhẹ nhàng, đơn giản.
Lấy ví dụ chi tiết. Nếu xét ở khía cạnh hiệu năng đạt đỉnh, sẽ có sự khác biệt rất lớn giữa các mẫu (model) như GTX 1060 so với RTX 3080. Nhưng mức tiêu thụ điện năng nhàn rỗi của chúng lại gần như không quá lớn. GTX 1060 sử dụng khoảng 5W điện khi không hoạt động, trong khi RTX 3080 sử tiêu tốn khoảng 15W điện ở trạng thái chờ. Thoạt nhìn thì đó không phải là mức tiêu thụ điện năng tương đương nhau, nhưng trên thực tế đó là một sự khác biệt là không qua lớn và nhìn chung đều ở mức nhỏ, chấp nhận được. Hay nói cách khác là không khiến bạn tá hỏa khi nhìn vào hóa đơn tiền điện.
Mức tiêu thụ điện năng khi “full tải” lại là câu chuyện khác
Đương nhiên, mức tiêu thụ điện năng khi GPU bắt đầu hoạt động thực sự sẽ có sự khác biệt rõ rệt giữa các model, đặc biệt là đối với những dòng card mới và cao cấp. Đó chính là lý do tại sao bạn thường phải nâng cấp PSU của hệ thống để theo kịp nhu cầu của GPU mới.
Chẳng hạn, trong khi chơi một trò chơi đòi hỏi khả năng xử lý đồ họa khắt khe hoặc thực hiện một số công việc kết xuất đồ họa nặng, mẫu GTX 1060 nói trên có thể đạt mức tiêu thụ điện năng 125W. Mặt khác, RTX 3080 có thể dễ dàng đạt tới 345W khi phải xử lý các tựa game nặng. Đó là một sự khác biệt lên đến 220W giữa 2 model, chắc chắn là con số không hề nhỏ.
Tổng kết lại vấn đề. Để trả lời cho câu hỏi các mẫu GPU cao cấp với hiệu năng khủng có gây lãng phí điện năng khi ở trạng thái chờ? Câu trả lời là có tiêu tốn, nhưng không quá đáng kể. Vấn đề đáng quan tâm hơn là khi card chạy ở hiệu suất cao, PSU của hệ thống có đáp ứng được hiệu suất mạnh mẽ của GPU hay không.
(Tham khảo QTM)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời