Cậu bé 13 tuổi thắng cuộc thi toán học quốc gia, giành 20.000 USD học bổng nhờ câu trả lời về 100 con gà mổ lung tung

    Dink,  

    Vượt qua 224 thí sinh khác, em Luke Robilaille đã giành giải thưởng danh giá nhất của cuộc thi toán học này.

    Vào hôm thứ Hai vừa rồi, một cậu bé 13 tuổi tới từ Texas đã thắng cuộc thi toán học quốc gia nhờ toán học tỉ lệ và có lẽ là thêm một chút năng khiếu chăn gà. Cậu bé ấy có tên Luke Robilaille, mất có hơn một giây để đưa ra câu trả lời chính xác trong Cuộc thi Đếm toán Quốc gia Raytheon.

    Ta vẫn biết về cuộc thi đánh vần spelling bee, nơi những thí sinh nhỏ tuổi đứng trước vô vàn khán giả, trả lời những câu hỏi hóc búa tới từ ban giám khảo – cả khán phòng im lặng căng thẳng chờ đợi kết quả của từng câu hỏi. Cuộc thi toán học này cũng căng thẳng chẳng khác vậy là bao.

    Câu hỏi là: Trong một trang trại, có 100 con gà ngồi yên lành, hòa thuận. Bỗng nhiên, mỗi con gà lại nảy ra ý tưởng mổ một con gà ngẫu nhiên ở bên cạnh mình, hoặc bên trái hoặc bên phải. Vậy số gà không bị con nào mổ là bao nhiêu? (đáp án có ở cuối bài).

    Những người dự thi chỉ được sử dụng một cây bút chì và một tờ giấy, kèm theo 45 giây suy nghĩ để trả lời câu hỏi này. Với Luke, một học sinh lớp Bảy học tại nhà tới từ Euless, Texas, chiến thắng này của em đồng nghĩa với việc đánh bại một bạn cùng đội tham dự thi khác cũng tới từ Texas trong vòng thi cuối cùng. Danh hiệu nhà vô địch quốc gia này sẽ đem lại cho em một học bổng đại học trị giá 20.000 USD và một chuyến tới Trại Vũ trụ tại Huntsville, Alabama.

    Bạn phải nghĩ về mọi thứ và di chuyển dòng suy nghĩ một cách logic để giải được các vấn đề”, Luke nói. Năm ngoái, em mới chỉ là á quân trong cuộc thi thường niên này.

    Sự kiện toán học này cho phép những học sinh lớp Sáu, Bảy và Tám tham dự và được tổ chức tại một khán phòng khách sạn tại Hồ Buena Vista, Florida. Lượng khán giả đến xem năm nay là hơn 1.000 người.

    Đầu tiên, vào ngày Chủ nhật, một bài kiểm tra viết sẽ được đưa cho tổng số 224 thí sinh tham dự. Trong số đó, 12 em có số điểm cao nhất sẽ vào vòng thi cuối cùng được tổ chức vào ngày thứ Hai. Trong vòng cuối này, ai trả lời đúng được 4 câu sẽ là người thắng cuộc. Khi mà tỉ số đang hòa 3 đều, em Luke Robilaille bật ra câu trả lời quyết định chỉ dưới một giây và giành chiến thắng chung cuộc.

    Cuộc thi hàng năm này là một cách để trau dồi khả năng khoa học, kĩ thuật, lắp ráp và toán học của trẻ mới lớn – được biết với cái tên lĩnh vực thử STEM. Đó là những gì phó chủ tịch của công ty hàng không vũ trụ và phòng thủ quốc gia Raytheon, bà Pamela Erickson nói vào buổi phỏng vấn hôm thứ Hai.

    Năm 2012, chủ tịch của Hội đồng Cố vấn Khoa học và Công nghệ nêu rằng trong thập kỷ tới, nước Mỹ cần có khoảng 1 triệu chuyên gia tốt nghiệp STEM nữa, hơn tỉ lệ sản sinh tài năng hiện có của đất nước này để có thể duy trì được vị thế trong ngành khoa học và công nghệ. Để làm được điều đó, số lượng học sinh đạt được bằng STEM phải tăng 34%.

    “Chúng tôi hiểu được gánh nặng đó, và đó là một khía cạnh rất được quan tâm”, bà Erickson nói.

    Lou DiGioia, phó giám đốc chương trình thi Mathcounts nói rằng những gì mà các thí sinh nhỏ tuổi đạt được là kết quả của hàng giờ cố gắng rèn luyện và học tập, chứ không nhất thiết đó là những năng khiếu bẩm sinh. “Chẳng có ai bẩm sinh phi thường cả”, ông nói. “Chẳng ai xem bóng rổ và thốt lên rằng ‘Ồ, LeBron James sinh ra đã giỏi thế rồi”.

    Khoảng cách ngăn giữa cung và cầu của những người đạt được bằng STEM sẽ gia tăng, DiGioia nói thêm. Khoảng cách ấy ngày càng lớn thì nguồn chất xám của nước Mỹ sẽ gặp vấn đề lớn.

    *Giờ thì tạm bỏ qua những cái vĩ mô và quay lại bài toán đó nào. Kết quả của bài toán con gà trên là 25 con, đây là lời giải thích:

    Vì có gà ở hai bên, tỉ lệ để một con gà bị mổ ở bên trái là 50% và mổ ở bên phải là 50%, tỉ lệ một con gà bị mổ cũng là 50%.

    Trong mỗi trường hợp, tỉ lệ để một con gà bị mổ sẽ là (1/2)*(1/2)=(1/4) và với tổng cả ba trường hợp, tỉ lệ sẽ là 75%. Vì vậy, với tổng số 100 con gà thì sẽ có 25 con không bị mổ.

    Lời tác giả:

    Tuy nhiên, theo một người tự xưng là một người chăn gà bình luận rằng chẳng ai biết gà qué hành xử như thế nào trong thực tế cả, vì một khi có con gà bắt đầu mổ tứ tung là cả đàn cũng sẽ bắt chước làm vậy. Vì thế, số gà không bị mổ sẽ là 0 con. Nhưng xin phép tuy nhiên một lần nữa: vì đây là cuộc thi toán học tỉ lệ chứ không phải cuộc thi đố mẹo, nên câu trả lời của “người tự xưng là chuyên gia chăn gà” kia không được chấp nhận.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ