Câu chuyện đằng sau bức ảnh đoạt giải nhất cuộc thi Nhiếp ảnh Cuộc sống Hoang dã 2017

    Chíp,  

    Bức ảnh này cho thấy lòng tham của con người có sức tàn phá thật ghê gớm.

    Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, Vương quốc Anh, vừa công bố các giải thưởng của cuộc thi ảnh Nhiếp ảnh Cuộc sống Hoang dã 2017. Người chiến thắng chung cuộc là Brent Stirton, một nhiếp ảnh gia Nam Phi, người dành nhiều năm để ghi lại những hành vi buôn bán động vật trái phép cũng những vấn đề khác.

    Bức ảnh của Stirton chụp một chú tê giác đen đã chết với một vết thương khổng lồ ở sườn và chiếc sừng trên mũi đã biến mất chỉ còn lại một vết cắt lớn. Với tựa đề Memorial to a species, ban đầu bức ảnh này được đăng tải trên Tạp chí National Geographic. Nó được chụp vào năm 2016 tại Trung tâm dự trữ sinh quyền Hluhluwe Umfolozi, Nam Phi và là một bức tranh ảm đạm, phản ánh lòng tham của con người có sức tàn phá khủng khiếp.

    Câu chuyện đằng sau bức ảnh đoạt giải nhất cuộc thi Nhiếp ảnh Cuộc sống Hoang dã 2017 - Ảnh 1.

    Đây là cảm xúc của Stirton khi bắt gặp chú tê giác nằm xấu số:

    "Người ta nghi ngờ rằng những kẻ săn trộm tới từ một cộng đồng cách đây khoảng năm kilomet. Chúng xâm nhập trái phép vào đây, bắn chú tê giác tại hố nước bằng khẩu súng săn có sức công phá lớn, không phát ra tiếng động. Cuộc khám nghiệm tử thi và điều tra sơ bộ bởi các thành viên của nhóm bảo tồn động vật hoang dã KZN Ezemvlo đã tiết lộ rằng viên đạn cỡ lớn đã xuyên qua chú tê giác, gây tổn thương lớn. Chú tê giác đã không chết ngay lập tức mà chạy được một khoảng ngắn trước khi gục xuống. Một phát đạn kết liễu đã được bắn vào đầu chú tê giác trong cự ly gần".

    Theo Viện Bảo tàng Lịch sử (NHM), số lượng tê giác đen chỉ còn 5.000 con, ít hơn 90% so với một thập kỷ trước đây. Hành vi buôn bán sừng tê giác trái phép làm thuốc đã khiến loài tê giác rơi vào nguy cơ tuyệt chủng.

    "Cuộc thi Nhiếp ảnh Cuộc sống Hoang dã năm nay không chỉ tôn vinh những hình ảnh đẹp, những bức ảnh có kỹ thuật cao mà còn cho chúng ta thấy những góc khuất, tàn nhẫn của con người với thiên nhiên", Richard Sabin, Phụ trách chính về Động vật có vú của NHM chia sẻ. Sabin còn chia sẻ rằng chúng ta nên tập trung vào việc trừng phạt những kẻ săn trộm và buôn bán trái phép sừng tê giác.

    "Thật khó để nhìn thẳng vào bức ảnh này nhưng nó phản ánh một sự thật tàn khốc không thể trốn tránh trong quá trình khai thác thế giới tự nhiên của con người".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày