Lâu nay, khi bàn về các câu chuyện thương hiệu, rất nhiều chủ doanh nghiệp đã nhắc tới khái niệm "Back to basics" (quay về giá trị cơ bản) được hiểu là sáng tạo dựa trên những sản phẩm đơn giản, đáp ứng những nhu cầu hiển nhiên của người tiêu dùng.
Nói thì dễ, nhưng làm quả thực khó. Bởi ngoài câu chuyện sản phẩm, doanh nghiệp còn phải quay cuồng xung quanh các bài toán như tài chính, nhân sự, marketing, vận hành,.. và làm sao để sản phẩm vừa "cơ bản" nhưng cũng phải có sự mới mẻ, thú vị để gây chú ý với khách hàng.
Nổi lên gần đây là cái tên của startup Việt: Coolmate - giải pháp mua sắm cả tủ đồ cho nam giới cùng mô hình kinh doanh hoàn toàn mới: Chỉ tập trung phục vụ nhóm khách hàng nam giới với những món đồ cơ bản hằng ngày, tận dụng nền tảng online để phân phối sản phẩm thẳng từ xưởng sản xuất đến người dùng (Direct to Customer) mà không thông qua trung gian nhằm giảm chi phí.
Chính vì thế mà Coolmate đã và đang xây dựng mô hình mua sắm theo tủ đồ khá hữu ích: mức giá hợp lý, số lượng đồ đáp ứng được nhu cầu sử dụng, dịch vụ khách hàng đảm bảo 100% sự hài lòng. Danh mục tủ đồ Coolmate bao gồm hơn 20 sản phẩm: áo thun, quần short, quần lót, tất nam… những món đồ mà cánh mày râu nào cũng cần đến.
Nhu Phạm, sinh năm 1991, trước khi thành lập startup Coolmate vào tháng 2/2019 từng trải qua rất nhiều công việc kinh doanh, từ bán lẻ mỹ phẩm đến việc bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử.
Khởi đầu bằng việc bán lẻ sản phẩm từ thương hiệu nước ngoài, đến làm phân phối online cho thương hiệu có tiếng, công việc ổn định, có tiền, nhưng điều khiến Nhu trăn trở là: mình chỉ đang làm phần ngọn là bán hàng, tin tưởng vào thương hiệu lâu năm, mà không có quyền kiểm soát chất lượng cũng như cơ hội để nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, những sản phẩm mà khi chính mình là người bán thì mới thấy rõ khách hàng thực sự cần gì. Khách hàng ngày này cẩn trọng và nhiều thông tin hơn, họ không chỉ nhìn vào thương hiệu, mà cả về giá cả so với chất lượng, dịch vụ khách hàng, cam kết từ người bán,..
Càng kinh doanh, Nhu càng nhận thấy tiềm năng của thị trường các sản phẩm cho nam giới tại Việt Nam. Từ đây, Nhu cùng một số người bạn lập ra startup Coolmate theo mô hình sàn thương mại điện tử. Nhưng khác với Tiki, Shopee hay Lazada, Coolmate chủ động về nguồn hàng, quy trình sản xuất, cũng như chọn ngách kinh doanh tập trung hơn.
"Thị trường TMĐT thời gian gần đây tăng trưởng rất nhanh tại Việt Nam. Xu hướng chung là online đi lên và offline đi xuống. Nhưng thị trường TMĐT cũng có vấn đề của riêng nó. Đó là chi phí marketing của TMĐT rất cao, các sàn luôn phải bỏ chi phí để tìm kiếm người dùng mới", nhà đồng sáng lập Coolmate nhận định.
Ngay từ đầu, Nhu Phạm cùng đội ngũ sáng lập đã xác định Coolmate sẽ hướng tới mô hình kinh doanh sinh lời, thay vì quảng cáo "đốt tiền". Chi phí lớn nhất của Coolmate sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như trải nghiệm mua hàng.
"So với việc mua hàng truyền thống, với 500.000 đồng và 3-4 tiếng cả di chuyển và chọn đồ, bạn có thể đem về được bao nhiêu món? Sự thật là chỉ 2 chiếc áo phông hàng Việt Nam hoặc một chiếc áo hàng ngoại.
Nếu chọn Coolmate - mô hình hoạt động chủ yếu trên nền tảng thương mại điện tử, chỉ cần 2 phút dạo xem và lựa chọn tại coolmate.me, tiến hành thanh toán trong 30 giây, bạn sẽ đem về được 11 món đồ", nhà sáng lập Coolmate khẳng định.
Chính nhờ sự tiện lợi này, trong tuần đầu ra mắt, hơn 1.000 tủ đồ đã được đặt, dù startup chưa chạy bất kỳ chiến dịch marketing nào. Đáng chú ý, tỉ lệ khách hàng quay lại Coolmate lên tới 25%, trung bình chi tiêu 3 tháng một lần, tỉ lệ đổi trả dưới 2%.
Trong đó, các sản phẩm của Coolmate từ khâu dệt, nhuộm vải, cắt may, hoàn thiện đều được thực hiện trong những nhà máy đạt tiêu chuẩn tại Việt Nam. Nhờ chất liệu vải luôn hướng đến sự năng động và thích hợp với đa dạng phong cách, Coolmate đã nhanh chóng thuyết phục được nam giới Việt.
Nhà sáng lập này cho biết, hiện hơn 80% đơn hàng của Coolmate đến từ website. Đằng sau sự thành công đó là một đội ngũ kĩ sư công nghệ phát triển và tối ưu trang thương mại điện tử từ những ngày đầu.
"Chúng tôi luôn nói với nhau, Coolmate không phải là sự đột phá, mà đơn giản là chúng tôi đang hoàn thiện những mặt còn hạn chế của mô hình thương mại điện tử. Đơn thuần là Coolmate bán đúng đối tượng, đúng thời điểm và đúng ngách thị trường", CEO Nhu Phạm khẳng định.
Chia sẻ về những dự định trong năm 2020, vị CEO trẻ tuổi tiết lộ, hiện đang làm việc với các nhà đầu tư để có thêm nguồn lực nhằm đẩy nhanh quá trình mở rộng mô hình kinh doanh và danh mục sản phẩm mới như: bộ quần áo chạy, bộ quần áo cho người tập gym, các phụ kiện nam giới (ví, thắt lưng)...
Trong tháng 03 này, Coolmate đang có chương trình mừng sinh nhật 1 tuổi với vô vàn ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng trải nghiệm và lựa chọn tại https://coolmate.me/
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming