Câu chuyện phía sau trang Instagram chuyên đăng tải video đập phá, phóng hỏa xe scooter điện chia sẻ

    Long.J,  

    Hành động xấu xí này thậm chí còn được một bộ phận thanh niên Mỹ tung hê, lý do là gì?

    Bài viết của Jack Blocker, cây viết đến từ Vice*

    Vài tháng trước, tôi đã gặp Sinan, 25 tuổi, là một nghệ sĩ kiêm người đưa thư bằng xe đạp ở Atlanta, Mỹ.

    Anh này tình cờ trông thấy chiếc scooter điện của thương hiệu Bird dựng ở ga tàu trong thành phố. "Tôi cảm thấy điều gì đó và trông thấy ban công, vì vậy tôi đã tóm chiếc scooter của Bird và ném nó xuống."

    Sinan, người giấu tên thật của mình vì lo sợ rắc rối với pháp luật, nói với tôi rằng anh ta làm vậy vì "đây là thứ phản tác dụng với giao thông cộng cộng, và chúng không được sử dụng bởi đúng người, đúng chỗ."

    "Ý tôi là anh sẽ trông thấy mấy thằng khốn chuyên dùng scooter Bird để lượn lờ ở công viên trượt ván," Sinan nói tiếp.

    Video ghi lại hành động xấu xí của anh chàng này được đăng lên trang Instagram có tên "Bird Graveyard" (tạm dịch: Nghĩa trang của scooter điện Bird), nơi này tập trung 100% hình ảnh, video về những chiếc xe điện scooter bị đập phá, đốt hoặc ném xuống sông.

    Video ghi lại hành động phá hoại của Sinan thu hút tới... 50.000 likes

    Nếu bạn, các độc giả của bài viết này, không sống ở Los Angeles, San Francisco, Austin hay Atlanta, chắc hẳn sẽ cảm thấy lạ lẫm vì scooter của Bird tràn ngập đường phố.

    Được sáng lập vào đầu năm 2017 bởi Travis VanderZanden, người cũ của Lyft và Uber, dịch vụ xe scooter điện chia sẻ Bird đã đạt được những thành công nhất định trên đất Mỹ.

    Khi sử dụng scooter Bird, người dùng sẽ bị tính phí 15 cent (khoảng 3500 đồng) cho mỗi phút thuê xe. Khác với xe đạp chia sẻ, không có bến đỗ nhất định dành cho scooter Bird, người dùng được phép vứt chỏng chơ chiếc xe ở bất cứ đâu khi họ đến nơi.

    Nghe thật kỳ quặc nhưng đến cuối tháng 7/2017, Bird Ride Inc. đã được định giá 2 tỷ USD. Theo đại diện của Bird, đến tháng 2/2018, họ có khoảng 50.000 người dùng thường xuyên, hơn 250.000 chuyến đi đã được thực hiện tính riêng tại Santa Monica.

    Không chỉ Bird, các đối thủ khác như Spin hoặc LimeBike (được đầu tư bởi Uber) nhanh chóng xuất hiện trên thị trường cho thuê scooter điện.

    Rõ ràng, ý tưởng kinh doanh của Bird không hề xấu, trái lại còn có ích trong việc cắt giảm khí thải động cơ đốt trong, giảm lưu lượng giao thông tại những thành phố đông đúc như Los Angeles - nơi hệ thống giao thông xanh (đường đi bộ, đạp xe) là lựa chọn của số đông để ra ga tàu, văn phòng hoặc phòng gym/yoga.

    Một video đốt xe scooter điện khác được Bird Graveyard đăng tải

    Trong khi hầu hết các công ty công nghệ với nguồn lực tài chính khổng lồ, luôn đem đến những ý tưởng tốt đẹp cho xã hội - thì đó chỉ là bề ngoài, các sản phẩm và ứng dụng của họ đã ngấm ngầm tạo nên nhiều đống rác khổng lồ trong thành phố.

    Đó là lý do chính những người như Sinan, quay lưng lại với tiện ích của Bird bằng cách rất tiêu cực, ngoài đập phá, đốt, thậm chí họ còn trét phân lên xe scooter điện.

    Câu chuyện phía sau trang Instagram chuyên đăng tải video đập phá, phóng hỏa xe scooter điện chia sẻ - Ảnh 3.

    Tôi đã cố gắng liên lạc với người đứng sau Bird Graveyard để phỏng vấn. Tuy nhiên họ chỉ nhận trả lời qua email, không cung cấp tên tuổi vì sợ dính líu đến pháp luật.

    Trong email, chủ nhân của Bird Graveyard cho hay, những công ty như Bird đã tung scooter điện ồ ạt vào thành phố mà không thực sự hỏi ý kiến của nhà chức trách cũng như người dân.

    Khi được hỏi, đại diện của Bird có vẻ né tránh việc đổ bộ ồ ạt trên đất Mỹ, và đưa ra nhận xét về việc tài sản của công ty liên tục bị hủy hoại:

    "Phá hoại tất cả các loại tài sản là một vấn đề không nên được cộng đồng hoặc cơ quan thực thi pháp luật ủng hộ. Chúng tôi khuyến khích việc cộng đồng báo cáo về các cá nhân, tổ chức cố tình phá hoại scooter điện. Chúng tôi sẽ điều tra và báo với cảnh sát, bước đầu là loại bỏ những kẻ phá hoại ra khỏi nền tảng của Bird."

    Sự nhấn mạnh về trách nhiệm cộng đồng được nhắc lại qua email bởi Mary Caroline Pruitt, Người phát ngôn của LimeBike:

    "Bức tranh toàn cảnh chính là tạo nên một nền văn hóa, nơi mọi người xem scooter điện chia sẻ như tài sản của mình, chúng tôi tin rằng việc đỗ xe có trách nhiệm và tôn trọng tài sản sẽ trở thành thói quen tự nhiên."

    Điều đáng lo ngại chính là, Bird Graveyard không phải địa chỉ duy nhất đăng tải video, hình ảnh phá hoại scooter điện. Còn những người đứng sau phong trào gây tranh cãi này chốt lại:

    "Có điều gì trong Hiến pháp nói rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng và yêu quý các thương hiệu sao?"

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ