Câu chuyện tuyển dụng nhân tài từ Sony, Toshiba... của Huawei: "Cứ trả nhiều tiền đi, người ta sẽ đến"
Ông lớn ngành công nghệ của Trung Quốc đang thâu nạp một đội quân kỹ sư ở Nhật.
Khi ông lớn ngành công nghệ của Trung Quốc, công ty Huawei Technology đang tìm kiếm một địa điểm để xây phòng thí nghiệp tại Nhật Bản, họ đã tìm được rất nhiều tiềm năng ở khu vực gần trạm Shinagawa.
Rất nhiều những đối thủ Nhật Bản mạnh đã đặt chỗ sẵn ở đó. Huawei chọn địa điểm này để nhắm mục tiêu đến các kỹ sư của Sony, Canon, và Toshiba. Những công ty này đều có trụ sở văn phòng ở khu vực này.
Nhà sáng lập kiêm CEO của Huawei, Ren Zhengfei
Kể từ khi tái định cư vào mùa hè này, Huawei đã lấy được khoảng năm kỹ sư từ các công ty khác bằng cách dùng lương cao để dụ dỗ họ. Lương hằng năm cho những kỹ sư này lên đến 30 triệu yên, hoặc 265.000 USD. Lương cho nhân viên có thể lên cao hơn nữa ở trụ sở chính của Huawei ở Trung Quốc, nhưng không có kỹ sư Nhật nào có thể kiếm được nhiều tiền như vậy, giám đốc tuyển dụng chia sẻ.
Công ty công nghệ Huawei Technology cũng đang đưa ra mức lương cao đột biến để thu hút sinh viên mới tốt nghiệp. Tuy nhiên, lương bổng chỉ là một trong nhiều hình thức mà Huawei đang dùng để thu hút nhân tài.
Một bài đăng của Huawei Technologies Nhật Bản trên trang tuyển dụng Rikunabi cho biết công ty đang tìm kiếm các kĩ sư ngành khoa học và kĩ thuật mà mới tốt nghiệp từ tháng 9 cho đến tháng 3. Lương tháng khởi điểm sẽ là 401.000 yen (khoảng 3600 USD) cho những người có bằng cử nhân, và 430,000 yên (gần 3,900 USD) cho những người có bằng thạc sĩ. Đối với các vị trí tương tự năm ngoái, Sony chỉ trả cho người tìm việc 218.000 yên và 251.000 yên.
Một đại diện quan hệ công chúng tại Huawei Nhật Bản cho biết mức lương như vậy không có gì là bất thường, và cho biết "đó là tiêu chuẩn toàn cầu để thu hút những người xuất chúng", và mức lương này tương xứng với lương bổng được trả ở những nước Âu Mĩ. Do lương trả được tăng dần từ năm 2015 đã giúp công ty đem về những tài năng hàng đầu, người phát ngôn cho hay.
Thêm nguồn động lực
Huawei Nhật Bản đã thuê khoảng 10 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm kể từ năm 2012. Tuy nhiên, công ty cũng đang muốn tìm kiếm những ứng viên đã có kinh nghiệm.
Hideko Takahashi gia nhập Huawei Nhật Bản ngay sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ sinh học tại một trường đại học Trung Quốc. Trước đó, cô có đắn đo khi nhận được một lời mời làm việc từ một doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản. Tuy nhiên, sau đó cô lại chọn Huawei do nghĩ rằng môi trường làm việc nơi tại Huawei sẽ rất cạnh tranh, giống như ở trường của cô vậy. Cho đến nay đã là năm thứ hai cô làm việc tại công ty.
Mitsuhara Senda, một nhân viên Huawei cho hay: "Thành thực mà nói, cám dỗ là rất lớn". Nếu như hoàn thành các dự án, lương bổng hằng năm có thể tăng lên gấp nhiều lần so với lương ở các công ty Nhật Bản. Tuy nhiên, Senda cũng nhấn mạnh rằng, điểm thu hút của công ty không chỉ dừng lại ở mức lương.
Như những đồng nghiệp người Nhật khác của mình, kỹ sư 38 tuổi này đã gia nhập Huawei khi đã đi được nửa chặng đường sự nghiệp của mình. Trước đó ông là một kỹ sư không dây làm việc tại một nhà máy sản xuất tại Nhật Bản. Ở đó, do có chính sách trả lương theo thâm niên, Senda cảm thấy như thể tiềm năng của ông bị hạn chế. Hiện tại ở Huawei, nhờ chính sách trọng dụng nhân tài, Senda cảm thấy có động lực để phát triển hơn.
“Cứ trả nhiều tiền đi, người ta sẽ đến với mình”
Huawei đang chuyển đổi một nhà máy DMG Mori cũ ở tỉnh Chiba, gần Tokyo, thành một phòng thí nghiệm nghiên cứu có thể bắt đầu hoạt động trong vòng vài tháng. Trung tâm nghiên cứu hiện tại của Huawei đã được khai trương vào năm 2013. Nó chuyên về phát triển sản phẩm. Nhà máy Funabashi sẽ bao gồm toàn bộ quy trình sản xuất và có thể được thiết lập để xử lý tất cả mọi thứ từ lắp ráp đến kết nối thử nghiệm. Nhiệm vụ của họ là mở rộng kiến thức về đảm bảo chất lượng và hiệu quả của Huawei.
Huawei dự tính mở xưởng nghiên cứu và phát triển ở tỉnh Chiba, Nhật Bản, vào đầu năm sau
Địa điểm thử nghiệm sẽ trưng dụng các kỹ sư Nhật Bản với nhiều năm kinh nghiệm trong các nhà máy thiết bị điện và máy móc chính xác. Công ty có kế hoạch thuê vài chục kỹ sư và đã tuyển dụng một chục hay hơn, một giám đốc điều hành nói.
Trong năm ngoái, Huawei đã công bố doanh thu 521,57 tỷ nhân dân tệ (78,6 tỷ USD) - hơn Fujitsu và NEC cộng lại. Chỉ ba thập kỷ sau khi thành lập, công ty đã vượt qua được Sony và đang bắt kịp Hitachi.
Mặc dù Huawei thường được biết đến nhờ vào sản phẩm smartphone của hãng, sản phẩm mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho công ty lại chính là các thiết bị viễn thông cho các trạm cơ sở di động. Vị CEO Ren Zhengfei bắt đầu mở công ty với tư cách là công ty bán bảng điện thoại, mở rộng từ các vùng nông thôn sang phần còn lại của Trung Quốc và từ đó đến các thị trường mới nổi.
Tôn chỉ của Ren là “Cứ trả nhiều tiền đi, người ta sẽ đến với mình.” Huawei đã tuân thủ theo tôn chỉ này, và đã chi tiêu ít nhất 10% doanh thu hàng năm để nghiên cứu và phát triển. Chi phí cho nghiên cứu và phát triển năm ngoái là 76,39 tỉ nhân NDT, tương đương 4 lần so với của Hitachi và gần với mức của Toyota Motors. Khoản đầu tư này đã thu hút các kỹ sư tài năng từ khắp nơi trên thế giới.
Huawei chưng bày công nghệ không dây tại một triển lãm Nhật Bản năm 2016
Tuy nhiên, cạnh tranh trong Huawei rất là khốc liệt. Có tin đồn bắt nguồn từ dịp Tết nguyên đán vào tháng hai cho rằng Huawei bắt đầu sa thải nhân viên từ 34 tuổi trở lên. Thông tin này được dấy lên kể từ khi công ty chuyển sang đánh giá hiệu suất hàng quý.
Theo đó, công ty sẽ đánh giá nhân viên theo 4 cấp độ. Những người được đạt cấp độ A hoặc B sẽ có thể được nhận thưởng tiền, và có thể được thăng chức lên các chức vụ quản lý ở tuổi 30. Tuy nhiên, nhân viên hạng C sẽ bị công ty tạo áp lức để tự rời chức, và nhân viên hạng D thì chắc chắn sex bị chấm dứt hợp đồng làm việc.
Huawei cắt giảm khoảng 5% nhân viên của mình mỗi năm, và kể cả những nhân viên có chức quản lý cũng có thể bị sa thải. Mặc dù công ty đã nhanh chóng phủ nhận việc sa thải nhân viên theo độ tuổi, Ren sau đó đã cảnh cáo trong một bản thông báo nội bộ là Huawei sẽ không trả lương cho những nhân viên không làm việc chăm chỉ.
Độ tuổi trung bình của nhân viên tại trụ sở chính của Huawei là vào khoảng đầu những năm 30. Quan điểm tồn tại cả trong và ngoài công ty là độ tuổi 45 là ngưỡng mà nhân viên sẽ rời khỏi công ty.
Chú trọng vào nhân tài
Huawei sử dụng những tài năng trong khu vực để phát triển vượt ra ngoài cả Nhật Bản. Trong bài phát biểu mùa thu năm 2016, Giám đốc Tài chính Sabrina Meng đã khoe khoang rằng có khoảng 700 nhà khoa học hàng đầu được tuyển chọn từ khắp nơi trên thế giới trong ba năm trước.
Huawei cũng đã thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Milan, Italy - một điểm nóng cho nghiên cứu radar vi sóng. Động thái này nhằm để thu hút các nhà nghiên cứu từ Siemens và các công ty khác để tổ chức một nhóm phát triển sản phẩm chuyên về lĩnh vực này. Tương tự, công ty cũng xây một phòng thí nghiệm phát triển thuật toàn ở Nga, quê hương của nhiều nhà toán học, và là trung tâm phát triển phần mềm ở Bangalore, Ấn Độ.
Mỗi trung tâm nghiên cứu và phát triển sử dụng khoảng 100 người. Huawei đang sử dụng những nền kinh tế có quy mô để đạt được chất lượng cao và giá thấp mà các đối thủ Nhật Bản như Fujitsu và NEC không thể sánh kịp.
Tập đoàn SoftBank là nhà cung cấp dịch vụ không dây đầu tiên của Nhật Bản sử dụng các sản phẩm của Huawei. Những người chơi lớn trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như doanh nghiệp Internet CyberAgent và công ty giải trí Bandai Namco Holdings, đang ngày càng sử dụng máy chủ và các thiết bị CNTT khác từ nhà sản xuất Trung Quốc này.
"Các sản phẩm của Huawei có giá bằng một nửa so với sản phẩm của các nhà sản xuất ở đây", người đứng đầu một công ty không dây nói. "Chúng ta có thể không có lựa chọn nào khác ngoài sử dụng chúng."
Xét cho cùng, so với các nhà sản xuất Nhật bản đang trì trệ, việc Huawei đang trả lương cao cho nhân viên và chú trọng vào tài năng thay vì thâm niên đã tạo nên sức cuốn hút cho công ty.
Tham khảo Asian Review
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời