Câu chuyện về những người qua đêm tại McDonald Hồng Kông: Khi chốn công cộng trở thành nhà
Mọi người đều biết Hồng Kông là một trong những thành phố đắt đỏ và đông dân nhất thế giới. Thế nhưng còn có một Hồng Kông nghèo đói và cô lập ít người biết đến.
Khi McDonald là "nhà"
Các chi nhánh 24h của McDonald đã trở thành ‘‘nhà’’ vào ban đêm cho nhiều người nghèo ở Hồng Kông
Hiện tượng McSleepers hoặc McRefugees - những người luôn trú ngụ vào ban đêm tại chi nhánh 24 giờ của chuỗi thức ăn nhanh này là minh chứng cho một Hồng Kông ít được biết đến. Giá thuê nhà tăng cao và mức thu nhập ngày càng giảm đang đẩy người nghèo ở Hồng Kông vào đường cùng. Có người thậm chí đã chết vì lạnh và đói trong một góc cửa hàng McDonald.
Người phụ nữ tử vong trong tình trạng lạnh, đói được tìm thấy ở trong góc của quán Ping Shek Estate McDonald's tại Kowloon Bay
Khi chính phủ không chịu trách nhiệm cho vấn đề này và những khu nhà giá rẻ cũng trở nên đắt đỏ, người nghèo dễ rơi vào lối sống tạm bợ. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề lâu dài hơn như vấn đề về sức khỏe và tinh thần.
"Tôi đã từng ngủ ở nhà nhưng tôi phát hiện ra rằng mình có thể ngủ ở đây. Không gian rất sôi động với những người trẻ dạo chơi xung quanh và tất nhiên có cả những người giống như tôi nữa", cô Chan Chan, 62 tuổi chia sẻ.
Các thanh niên tụ tập, tán gẫu tại McDonald's lúc 3 giờ sáng là chuyện thường ngày nhưng cuối cùng họ vẫn về nhà. Với cô Chan Chan, ngay cả khi không có ai để nói chuyện cùng, ở đây vẫn tốt hơn ở nhà một mình.
Cô Chan có một khuôn mặt tròn với những nếp nhăn trên trán và hai bàn tay gầy gò. Cô không có điện thoại cũng không có máy lạnh ở nhà. Cô thuê một căn phòng trên tầng hai của một tòa nhà chung cư cũ ở Tsuen Wan để cất đồ cá nhân. Căn phòng đã nhỏ lại luôn có rệp bò khắp nơi.
Cô Chan phải đóng cả ngàn đô la mỗi tháng chỉ để có bốn bức tường cứng xung quanh với nhiều rệp bò khắp nơi
Cô Chan vừa khóc vừa kể về nỗi khổ nhà ở. Cô phải đóng cả ngàn đô la mỗi tháng chỉ để có bốn bức tường cứng xung quanh.
Wong Hung, phó giáo sư về công tác xã hội tại Đại học Trung Quốc cho biết: "Ngủ ngoài đường là điều cuối cùng bạn nên nghĩ đến".
Nhiều người tiếp nhận lối sống này vì giá thuê nhà cao cũng như các điều kiện sống ngày càng tồi tàn của nhà ở giá rẻ
Nhiều người tiếp nhận lối sống này chủ yếu vì giá thuê nhà cao, cũng như các điều kiện sống ngày càng tồi tàn của nhà ở giá rẻ. Họ tận dụng những không gian công cộng như McDonald hay các trạm xe, bến xe vắng khách.
Thực trạng của những người vô gia cư Hồng Kông
Cán bộ xã hội kỳ cựu Ng Wai-tung của Hiệp hội vì cộng đồng cho biết những người ngủ ở McDonald thường lịch sử hơn và một số có việc làm. Ông nói rằng họ có tiêu chuẩn cao hơn.
Ông Ng đề cập việc ngủ trên đường phố là một vấn đề phức tạp, mặc dù đã có những bước để giải quyết nó. Điều này bắt đầu với việc cung cấp nhà ở tốt và giá cả phải chăng trong trung tâm thành phố cho những người độc thân ở tầng lớp lao động, những người vẫn đang làm các công việc vệ sinh, xây dựng và các công việc đòi hỏi trình độ thấp khác.
"Tôi từng sống trong một căn hộ nhỏ ở Sham Shui Po cách đây bốn năm." Leung Ming, 48 tuổi nói. "Lúc đầu, nó có giá khoảng 1.000 đô la Hồng Kông nhưng nó ngày càng đắt hơn và tôi cảm thấy nó không đáng vậy. Nó tối và bẩn thỉu. McDonalds khá là đẹp. Ít nhất thì nó sạch sẽ".
Leung đã ngủ hoàn toàn tại một cửa hàng McDonald tại Sham Shui Po trong bốn năm nay. Căn nhà anh từng thuê có giá hơn 1000 đô la Hồng Kông nhưng nó rất tối và bẩn thỉu
Leung đã ngủ hoàn toàn tại một cửa hàng McDonald tại Sham Shui Po trong bốn năm nay. Là một người lau dọn và được nhận trợ giúp một phần từ bên an sinh xã hội cho người có thu nhập thấp, anh ta thu về hàng tháng từ 6,000 đô la Hồng Kông đến 10,000 đô la Hồng Kông, tùy thuộc vào số giờ làm. Leung cho biết anh đã chọn McDonald ở Sham Shui Po vì sự tiện lợi của nó: "Công việc của tôi không ổn định và tôi không biết thời gian và vị trí công việc của mình cho đến tận lúc làm việc".
Anh đã từ chối lời mời từ khu nhà công cộng vì các căn hộ đó đều ở những nơi không thể tiếp cận được.
" Vô gia cư bắt đầu từ vấn đề phân bố nhà ở bất hợp lý tại Hồng Kông. Tuy nhiên, chính phủ vẫn không nhận ra sự cần thiết," Ng nói. "Chúng tôi đã vận động và kêu gọi trong nhiều năm để có những địa điểm trong thành phố được tái phát triển thành nhà giá rẻ nhưng thay vào đó các địa điểm được tái phát triển thành các khu nhà ở cao cấp".
Các khu vực cũ trong thành phố như Sham Shui Po và Tai Kok Tsui từ lâu đã là nguồn cung cấp nhà ở giá rẻ cho tầng lớp lao động. Tuy nhiên, chính phủ đã tái phát triển các khu vực như vậy, cắt giảm nguồn cung nhà ở giá rẻ và tăng giá nhà
Các khu vực cũ trong thành phố như Sham Shui Po và Tai Kok Tsui từ lâu đã là nguồn cung cấp nhà ở giá rẻ cho tầng lớp lao động. Tuy nhiên, chính phủ đã tái phát triển các khu vực như vậy, cắt giảm nguồn cung nhà ở giá rẻ và tăng giá nhà.
Giờ đây, một không gian chỉ có đủ kê giường có giá ít nhất là 1.800 đô la Hồng Kông đến hơn 2.000 đô la Hồng Kông, trong khi một căn phòng loại nhỏ thường có giá trên 3.000 đô la Hồng Kông.
Vấn đề chính xuất phát từ sự cô lập xã hội
Điều thậm chí còn nghiêm trọng hơn là vấn đề cô lập xã hội, thứ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của con người.
Wong cho biết chứng nghiện rượu, ma túy và cờ bạc là nguyên nhân dẫn tới sự vô gia cư trên khắp thế giới nhưng hiện tượng người vô gia cư ở Hồng Kông lại chủ yếu là do nhà ở, nghèo đói và sự cô lập xã hội.
Hiện tượng vô gia cư ở Hồng Kông lại chủ yếu là do nhà ở, nghèo đói và sự cô lập xã hội
Vấn đề cốt lõi của vô gia cư không chỉ là vấn đề thể chất. Ngay cả khi nhà ở được cung cấp cho mọi người, nó cũng không giải quyết vấn đề cô lập xã hội và sự cô đơn bên trong con người.
‘‘Mặc dù không thể phủ nhận rằng chi phí nhà ở đã đẩy mọi người ra ngoài đường phố hoặc vào McDonald nhưng suy cho cùng vẫn là sự cô đơn giữ họ ở đó’’, Wong nói.
Điều này dẫn tới một chu kỳ luẩn quẩn. Nghèo đói dẫn đến thiếu thốn. Thiếu tiền dẫn đến ít cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội. Việc thiếu việc làm cũng dẫn đến nguồn nhân lực bị hạn chế và sự tương tác trong xã hội bị suy giảm.
Ông Ng đã làm việc với người vô gia cư trong hơn một thập kỷ và nhận thấy rằng những ai làm việc một mình sẽ dễ bị rơi vào vòng luẩn quẩn này nhất.
"Bạn không có giấc ngủ ngon mỗi đêm và vì thế bạn ngủ gật tại nơi làm việc và trở nên luộm thuộm. Ông chủ của bạn sẽ sa thải bạn và nếu bạn không có nhà ở thì sẽ thật khó để tìm một công việc mới", Ông Ng nói.
Wong đề nghị rằng chính phủ nên nghĩ đến việc cố gắng xây dựng nhà ở xã hội - căn hộ nhỏ giá cả phải chăng với không gian cộng đồng, các dịch vụ tư vấn bắt buộc cũng như kiểm tra y tế cơ bản.
Một không gian cộng đồng nơi mọi người quây quần bên nhau trở nên xa xỉ và hiếm có ở Hồng Kông
"Bắt đầu bằng cách xây dựng một không gian cộng đồng trong thành phố. Một không gian với các bữa ăn miễn phí, khu vực nơi mọi người có thể tụ tập và trò chuyện, tạo thành một không gian ấm cúng, nơi mọi người cảm thấy được thuộc về. Đó là một nơi mà họ luôn có thể tới để chơi. Nhưng tôi biết rằng nhiều hội đồng quận và các cấp tương đương chống lại nó. Thật khủng khiếp khi họ đặt sự phát triển của thành phố lên trên giá trị con người’’.
"Nhưng tôi hy vọng mọi người nhớ rằng một ngày nào đó, bạn cũng sẽ trở thành nạn nhân. Hãy nhớ điều đó".
Nguồn : South China Morning Post
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín