Cầu thủ thứ 12 của Đức: Công nghệ và dữ liệu khổng lồ

    PV,  

    Để chuẩn bị cho các giải đấu, Đức hợp tác với hãng phần mềm SAP AG, sử dụng công cụ có tên Match Insights để phân tích dữ liệu từng cầu thủ.

    Để chuẩn bị cho bất cứ trận đấu nào, đội tuyển Đức đều có một lượng dữ liệu khổng lồ trong tay.

    Nhằm tìm kiếm lợi thế nhất định trước các đối thủ, đội tuyển Đức đã hợp tác với hãng phần mềm khổng lồ nước này là SAP AG để tạo ra một công cụ phân tích trận đấu đặc biệt, giúp thu thập, phân tích dữ liệu về hiệu suất hoạt động của các cầu thủ.

    Coong cụ Match Insights có tác dụng rất lớn trong việc trợ giúp các cầu thủ Đức. Ảnh: Eurosport.
    Coong cụ Match Insights có tác dụng rất lớn trong việc trợ giúp các cầu thủ Đức. Ảnh: Eurosport.

    Công cụ có tên Match Insights phân tích video từ các camera đặt quanh sân. Những camera này có thể thu về hàng ngàn điểm dữ liệu mỗi giây – bao gồm vị trí và tốc độ của các cầu thủ. Chúng sau đó được đưa vào cơ sở dữ liệu của SAP, từ đó phân tích nhằm giúp huấn luyện viên nắm bắt được từng bước di chuyển của cầu thủ trên sân đấu, phản hồi lại với họ thông qua thiết bị di động.

    Chẳng hạn tại World Cup 2014 – giải đấu họ giành ngôi vô địch, ưu tiên hàng đầu của đội tuyển Đức là tốc độ, theo Nicolas Jungkind – người đứng đầu mảng tài trợ bóng đá của SAP cho hay. Sử dụng Match Insights, họ có thể phân tích thời gian kiểm soát bóng của mỗi cầu thủ và giảm nó từ 3,4 giây xuống còn 1,1 giây, ông cho hay. Điều này ảnh hướng rất lớn đến cách chơi của đội tuyển Đức.

    Dữ liệu của từng cầu thủ sẽ được phân tích sâu để giúp họ khắc phục được từng nhược điểm của bản thân. Ảnh: SAP.
    Dữ liệu của từng cầu thủ sẽ được phân tích sâu để giúp họ khắc phục được từng nhược điểm của bản thân. Ảnh: SAP.

    Sự thay đổi này được thể hiện rõ trong trận Đức giành chiến thắng 7-1 trước Brazil tại vòng tứ kết Word Cup, trong đó có 3 bàn thắng được ghi trong khoảng thời gian 179 giây. “Mặc dù sở hữu tỷ lệ kiểm soát bóng 52% trong trận đấu đó, Brazil hiếm khi tạo ra được một cơ hội” Jonathan Clegg của Wall Street Journal cho hay. “Ngược lại, đội tuyển Đức chuyền bóng ở tốc độ cao nhất để tạo ra lỗ hổng tạm thời ở hàng phòng ngự và tận dụng”.

    Công cụ này cũng cho phép huấn luyện viên xác định chỉ số hiệu suất của từng cầu thủ, sau đó gửi đến thiết bị di động của đồng đội. Chẳng hạn, nếu huấn luyện viên Joachim Loew muốn điều chỉnh tốc độ, vị trí hoặc thời gian kiểm soát bóng của Thomas Mueller, ông ta có thể gửi các thông số, kèm video clip của ngày thi đấu hôm đó đến điện thoại của Mueller.

    Công cụ này giúp các huấn luyện viên của đội tuyển “đơn giản hóa” các video phức tạp để tìm ra công thức chiến thắng cho đội nhà, Chris Burton – Phó chủ tịch phụ trách tài trợ toàn cầu của SAP cho hay.

    Về vị trí trên sân, Match Insight có thể tạo ra một hàng phòng ngự ảo, trong đó khoanh vùng từng khu vực mà một cầu thủ có thể bao sân, từ đó giúp cầu thủ hình dung ra và lấp các điểm yếu khi liên hết với đồng đội.

    Không chỉ dữ liệu của bản thân, các cầu thủ Đức còn được nghiên cứu kỹ lưỡng về màn trình diễn của đối thủ. “Chúng tôi cũng có trong tay hàng loạt dữ liệu chất lượng của đối thủ”, quản lý độ bóng Oliver Bierhoff từng chia sẻ với ESPN.

    “Jerome Boateng luôn muốn được xem cách Cristiano Ronaldo di chuyển trong một phạm vi nhất định hoặc trước trận đấu với đội tuyển Pháp, chúng tôi biết được Pháp tập trung ở khu trung lộ và buông lỏng 2 cánh vì hậu vệ của họ thi đấu không đúng bị trí. Chúng tôi khi đó sẽ khai thác điểm yếu ở cánh”, ông này cho hay.

    Ở thời điểm năm 2014, Match Insight vẫn là công cụ độc quyền của đội tuyển Đức. Tuy nhiên, hiện tại, SAP đã phổ biến công nghệ này khá rộng rãi. Tuy nhiên, sử dụng nó hiệu quả hay không vẫn là một câu hỏi cho các đội tuyển khác, trong khi người Đức với tính khoa học vốn có của mình vẫn được xem là người đi đầu trong việc tận dụng tối đa yếu tố công nghệ để phục vụ cho các chiến dịch bóng đá của mình.

    Theo Zing

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ