CEO GSM: Những khu vực có cả taxi xăng và taxi điện, khách hàng ưu tiên chọn đặt xe điện

    Hoàng Thùy,  

    Doanh thu trên từng đầu xe của GSM tăng trưởng trên 10% sau mỗi tháng, các dòng xe VF e34, VF 5 Plus đã đạt tới điểm hòa vốn sau 6 tháng đưa vào vận hành.

    Tại Hội thảo "Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình" do trang tin kinh tế tài chính CafeF thuộc Công ty Cổ phần VCCORP tổ chức, ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng giám đốc GSM đã có bài tham luận về hành trình phát triển của mô hình taxi - xe ôm điện và những đóng góp của chúng vào hành trình chuyển đổi xanh nói chung.

    Theo ông Thanh, Taxi xanh GSM ra đời trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã và đang có những tác động xấu tới con người. Việt Nam đứng thứ 36/177 quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang thể hiện rõ quyết tâm của mình trong hành trình xanh hoá, đặc biệt là cam kết hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

    Trên thực tế, mô hình taxi điện của GSM không mới mà đã có mặt tại nhiều quốc gia trong khu vực. Tại Ấn Độ, đó là Ola, Uber; tại Hàn Quốc có Kakao Mobility; tại Indonesiacos Bluebird hay Trung Quốc có DiDi. Những doanh nghiệp này đều đã sử dụng xe ô tô điện để vận chuyển hành khách. Tuy nhiên, GSM là doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% xe điện (bao gồm ô tô và xe máy) vào toàn bộ hoạt động kinh doanh, từ chở khách đến chở hàng.

    CEO GSM cho biết sau 7 tháng vận hành, GSM đã mang đến việc làm và cơ hội phát triển, chuyển đổi xanh cho hơn 20.000 tài xế taxi và xe máy điện.Thương hiệu này còn mang dịch vụ di chuyển chất lượng 5*: công nghệ - văn minh - tin cậy, phục vụ cho hơn 3 triệu khách hàng với hơn 10 triệu cuốc di chuyển. Dự kiến đến hết tháng 11/2023, công ty này sẽ đạt mốc 15 triệu lượt khách hàng, hiện diện tại 25 tỉnh/thành phố thuộc 2 quốc gia (Việt Nam, Lào).

    "Có những khu vực có cả taxi xăng và taxi điện của GSM thì khách hàng chỉ chọn đặt xe điện", ông Thanh chia sẻ.

    CEO GSM: Những khu vực có cả taxi xăng và taxi điện, khách hàng ưu tiên chọn đặt xe điện- Ảnh 1.

    Ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng giám đốc GSM

    Hàng trục triệu cuốc xe điện của GSM đạt tổng quãng đường 70 triệu km, giúp giảm thải 13,4 triệu kg CO2, tương đương với việc trồng hơn 600.000 cây xanh trên diện tích 200ha.

    Nói về tiềm năng và tính bền vững của mô hình taxi điện, vị Tổng giám đốc GSM cho biết, trung bình doanh thu của một xe taxi và xe máy điện của GSM hiện nay đang bằng một xe xăng, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng chỉ hết 1/3 so với xe xăng. Trong khi đó, một dữ liệu cho thấy doanh thu từ thị trường taxi khoảng 600 triệu USD và xe ôm là 2,5 tỷ USD/năm. Khách hàng đang có xu hướng tìm kiếm các dịch vụ chất lượng cao và phát triển bền vững. Con số này cho thấy, cơ hội có lớn cho dịch vụ xe điện chất lượng cao vẫn còn nhiều dự địa phát triển.

    Mô hình hoạt động của GSM đang chứng minh được hiệu quả, doanh thu trên từng đầu xe tăng trưởng trên 10% sau mỗi tháng, các dòng xe VF e34, VF 5 Plus đã đạt tới điểm hòa vốn sau 6 tháng đưa vào vận hành, GSM đang tiếp tục phát triển thêm 27.000 xe taxi điện và 20.000 xe máy điện trong năm 2023 và đã chính thức tiến ra thị trường nước ngoài.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ